Sự
cố di động rơi xuống nước hoặc bị dính nước là chuyện khá phổ biến hiện
nay. Nhưng có thể xử lý được sự cố này nếu biết cách.
Có nhiều tình huống có thể xảy ra như con trẻ ném di
động xuống hồ bơi hay bạn vô tình rớt cà phê vào di động hay đi mưa bị
dính nước hay quên lấy di động trong túi quần khi đưa vào máy giặt.
Theo một nguồn tin, khoảng 1 triệu người Anh gặp sự số liên quan đến
việc di động bị dính nước mỗi năm. Asurion, công ty bảo hiểm di động
lớn thứ hai ở Bắc Mỹ thống kê khoảng 20% di động hỏng hóc liên quan đến
chất lỏng như bị rớt xuống hồ, bể bơi hay thậm chí là bồn vệ sinh.
Có nhiều cách cứu di động bị dính nước để làm cho nó hoạt động trở lại,
tránh phải mua “dế” mới. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản, đặc
biệt có thể áp dụng được cho cả máy nghe nhạc iPod và các máy nghe nhạc
MP3.
Các bước đơn giản xử lý di động bị ướt nước
1. Đừng quá lo lắng. Bạn có thể cứu di động nếu làm
theo các chỉ dẫn dưới đây ngay lập tức. Nên giữ bình tĩnh và đừng quá
lo lắng. Chìa khóa để cứu di động bị dính nước là kiên nhẫn.
2. Rút ngay nguồn điện. Nước có thể thâm nhập vào di
động rất nhanh. Khi bị dính nước, nếu như di động đang sạc pin, phải
rút ngay thiết bị sạc khỏi di động.
3. Tháo pin. Nước là chất dẫn điện rất tốt. Vì vậy,
khi di động dính nước, việc đầu tiên nên làm là tháo pin càng nhanh
càng tốt. Nếu không có pin hoặc không được gắn với thiết bị điện nào
đó, các bảng mạch bên trong di động sẽ an toàn hơn.
Sau khi di động bị dính nước, cần tháo pin ngay.
4. Tháo SIM. Danh sách liên lạc có
thể là thứ quan trọng nhất cần cứu. Ngoài ra, SIM điện thoại có thể còn
cả những dữ liệu khác. Để cứu SIM, chỉ cần lau sạch sim bằng giấy hoặc
khăn khô. Sau khi tháo SIM ra, nên nhớ đừng để SIM dưới ánh nắng trực
tiếp.
5. Giũ nước bám trên di động. Sau khi di động bị dính
nước, nên lắc điện thoại để giũ bỏ nước bám. Không nên dùng khăn vì như
vậy nước có thời gian để ngấm vào di động.
6. Sử dụng giấy lụa hoặc giấy báo. Nếu không có giấy
lụa, có thể dùng giấy báo để thấm nước. Trong trường hợp không có cả
hai loại giấy trên, có thể dùng khăn khô hoặc thậm chí cả áo lót.
7. Sử dụng bông ngoáy tai. Có một số vùng bên trong di động không thể dùng ngón tay để lau nước, thay vào đó bạn có thể dùng bông ngoáy tai.
8. Sử dụng tăm. Dùng cái tăm có cuộn tý bông hoặc giấy
lụa ở đầu để có lau nước ở những rãnh hẹp trong di động. Nên để ý đừng
để giấy lụa hoặc thấm ước nước tắc ở những rãnh hẹp trong di động.
9. Dùng máy hút bụi. Có thể dùng máy hút bụi một cách
thận trọng để loại bỏ hơi ẩm bám lại bên trong di động. Khi dùng máy
hút bụi nên để ý khoảng cách, quá gần có thể làm hư di động và không
nên dùng quá 15 phút.
10. Để vào thùng gạo. Có thể bạn không tin rằng có thể
cứu di động ướt bằng cách để nó vào thùng gạo qua đêm. Gạo có khả năng
hút ẩm rất tốt, sẽ hấp thụ nốt hơi ẩm còn lại bên trong di động.
Gạo có thể hút ẩm bên trong di động.
11. Để trên nóc tivi. Bạn có thể để
di động ướt trên nóc tivi, vì tivi thường phát nhiệt qua các lỗ thoát
trên nóc. Cách này có thể không có tác dụng với tivi LCD treo tường,
thường phát sinh nhiệt rất thấp.
12. Để di động gần lò vi sóng. Bạn cũng có thể để di
động ướt gần lỗ thông hơi phía sau của lò vi sóng. Lỗ thông hơi này có
thể phát nhiệt thấp đủ giúp làm khô di động.
13. Để phía trước điều hòa. Bạn có thể di động ướt phía trước điều hòa. Không khí từ điều hòa rất khô, sẽ làm bay hơi nước nhanh hơn.
14. Để di động dưới ánh nắng. Nếu không có thời gian
sấy khô, sau khi lau sạch nước trong di động bằng giấy hoặc khăn khô,
bạn có thể để di động đó ở chỗ có ánh mặt trời như cửa sổ nhưng không
nên để quá lâu. Hoặc bạn có thể sử dụng chất làm khô để hấp thụ hơi ẩm
bám lại bên trong di động.
15. Dùng cồn. Nếu di động rơi vào nước muối, dùng các
biện pháp trên có thể hình thành các tinh thể (chất muối) đọng lại trên
bảng mạch của di động. Để loại bỏ các tinh thể muối, có thể dùng vải
thấm chút cồn lau nhẹ lên bo mạch. Đừng đổ cồn trực tiếp lên những khu
vực này và cũng đừng lắp pin đến khi vẫn còn mùi cồn.
16. Dùng bóp hơi. Nếu có sẵn cái bóp hơi (dùng để thổi
bụi máy tính), bạn có thể dùng nó để thổi nước bám bên trong di động,
nhất là ở những khe hẹp. Nhưng đừng nghĩ đến việc đi mua nó từ cửa
hàng, vì bạn không có nhiều thời gian như vậy trong trường hợp khi cứu
di động bị dính nước.
Những việc nên tránh khi di động rơi vào nước
17. Đừng đặt di động vào tủ lạnh. Nhiều người nghĩ
rằng đặt di động ướt vào tủ lạnh có thể làm khô hơi ẩm. Nhưng thực tế,
cách này không có tác dụng bởi hầu hết các tủ lạnh là tự động và cách
này có thể làm hại đến di động bị ướt.
18. Đừng để di động vào máy làm kem. Đặt di động ướt vào máy làm kem có thể làm hại màn hình LCD của di động.
19. Đừng dùng máy sấy tóc. Bạn có thể dùng máy sấy tóc
để làm khô di động nhưng hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm
nhập vào sâu bên trong di động. Như vậy, có thể làm hư thêm các thành
phần và bảng mạch điện bên trong. Bạn cũng nên nhớ đừng hong khô pin
bằng hơi nóng từ máy sấy tóc. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với nhiệt và
có thể bị nổ.
20. Đừng dùng di động nếu màn hình vẫn còn mờ. Màn
hình mờ cho thấy di động đó vẫn còn có dấu hiệu của hơi ẩm bên trong.
Nếu màn hình của di động bị ướt nước vẫn mờ thì bạn không nên lắp pin
hay cắm sạc. Nên để di động ở trạng thái không sử dụng thêm vài ngay
đến khi hơi ẩm bên trong màn hình hết hẳn.