Ba bộ máy Acer Aspire X1700, Dell Vostro 220MT và HP Compaq dx7510
MT đều được thiết kế với phong cách trang nhã cùng khả năng xử lý tốt
các ứng dụng thường ngày trong công việc và giải trí.
Hiện nay, hai tiêu chí quan trọng để đưa ra
quyết định “tậu” một bộ máy tính để bàn là kiểu dáng bắt mắt và “nội
lực” bên trong. Hiểu rõ những yêu cầu trên của người dùng, ba bộ máy
Acer Aspire X1700, Dell Vostro 220MT và HP Compaq dx7510 MT đều được
thiết kế với phong cách trang nhã cùng khả năng xử lý tốt các ứng dụng
thường ngày trong công việc và giải trí.
Acer Aspire X1700
Acer Aspire X1700
Trong
số 3 mẫu máy xuất hiện tại Test Lab trong dịp này Acer Aspire X1700 là
mẫu có thùng máy đạt kích thước nhỏ gọn nhất theo chuẩn miniATX
(330x100x265mm) nên sẽ tiết kiệm đáng kể không gian tại nơi làm việc
của bạn. Mặt trước máy có một ổ đĩa DVD có tính năng ghi DVD và kèm
theo công nghệ in nhãn đĩa LabelFlash và được “che chắn” bởi một nắp
bảo vệ. Tuy nhiên, do bề ngang máy hơi nhỏ nên ổ đĩa DVD phải đặt đứng,
gây chút khó khăn cho người dùng trong thao tác nạp đĩa. Bên cạnh đó,
nút mở ổ đĩa được thiết kế theo dạng thanh dài và khá “chìm” nên có lẽ
hơi khó kiếm nếu bạn không nhìn thấy nhãn hướng dẫn. Nút nguồn cũng có
phong cách tương tự nhưng tiện thao tác hơn nhờ được đặt tại vùng nối
giữa mặt trước và nóc thùng máy. Bộ sưu tập giao tiếp hỗ trợ của máy
cũng khá phong phú khi tập trung gần như đầy đủ các cổng giao tiếp từ
thông dụng như USB (8 cổng), âm thanh (6 kênh có kèm cổng S/PDIF
quang), Ethernet và PS/2 đến cao cấp hơn gồm cổng Firewire, 2 khe đọc
thẻ nhớ hỗ trợ khá nhiều chuẩn thẻ nhớ (SD, miniSD, microSD, xD,
CompactFlash (I và II),...), cổng eSATA để gắn đĩa cứng ngoài và cả
cổng HDMI.
Phụ kiện kèm theo máy gồm có một bộ loa nhỏ gọn
được thiết kế đẹp mắt, chất lượng âm thanh ổn; bàn phím và chuột Acer
trang nhã, kết nối qua cổng USB. Các phím bấm trên bàn phím êm, dễ sử
dụng, có kèm theo các phím tắt điều khiển ứng dụng đa phương tiện. Tất
cả đều cùng tông màu đen với thùng máy. Kèm theo máy là hệ điều hành
Linpus Linux.
Acer Aspire X1700 được trang bị một cấu hình vừa
phải với BXL Intel Pentium Duo-core E5200 (xung nhịp 2,5GHz, FSB 800Mhz
và chạy với socket LGA775), 1GB bộ nhớ DDR2 bus 800, đĩa cứng SATA
160GB 7200rpm, chipset tích hợp đồ họa nVIDIA GeForce 7100 đủ để đáp
ứng yêu cầu của người dùng phổ thông. Bộ nguồn của máy cũng được thiết
kế nhỏ gọn với công suất hỗ trợ không vượt quá 220W. Với cấu hình này,
Acer Aspire X1700 đạt được kết quả khá tốt là 85 điểm trong thử nghiệm
WorldBench 6 Beta 2, và hoàn thành đầy đủ các phép thử thành phần. Nhìn
chung, Aspire X1700 chạy tốt các ứng dụng văn phòng như Firefox, Winzip
hay Microsoft Office cũng như chạy khá ổn trong 3 phép thử về đồ họa.
Tuy nhiên, do chỉ chạy 1GB RAM theo chế độ kênh đơn cùng tốc độ đọc ghi
đĩa cứng chưa ấn tượng, nên mất khá nhiều thời gian cho phép ghi đĩa
Nero (972 giây). Ngoài ra, phần không gian bên trong thùng máy khá chật
chội nên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn nâng cấp thêm RAM hay thay
đĩa cứng. Máy vẫn dành sẵn một khe PCI Express 16x để người dùng có thể
gắn thêm một card đồ họa rời phù hợp (chỉ hợp với những card tầm trung
có kích thước nhỏ gọn). Mặt bên và phía sau thùng máy được kèm theo các
khe thông gió dạng tổ ong lớn giúp thoát nhiệt tốt hơn. Giá 6.634.000
đồng, bảo hành 1 năm.
Dell Vostro 220MT
Dell Vostro 220MT
Dell
Vostro 220MT được xây dựng trên nền các thành phần phần cứng khá mạnh
gồm BXL hai nhân Intel Core 2 Duo E7400 với xung nhịp đạt 2,8GHz, bộ
nhớ có dung lượng 2GB chạy theo chế độ kênh đôi, tận dụng đồ họa tích
hợp GMA X4500HD (chipset sử dụng là Intel G45) mạnh nhất của Intel hiện
nay dành cho máy tính để bàn. Máy còn được kèm theo đĩa cứng SATA dung
lượng 250GB tốc độ 7400rpm, bộ nguồn Hipro công suất 305W. Khi bạn có
nhu cầu nâng cấp đồ họa rời cho hệ thống, bạn có thể tận dụng khe PCI
Express 16x trên BMC. Do kích thước thùng máy theo chuẩn ATX nên không
gian bên trong rộng rãi, việc thao tác tháo lắp thiết bị sẽ dễ dàng
hơn. Máy cũng có sẵn 2 cổng SATA, 2 khe PCI, 1PCI 1x để dành vào việc
nâng cấp phần cứng khi cần thiết. Dell Vostro 220MT đạt điểm số khá cao
khi thử nghiệm cùng WorldBench 6 Beta 2 là 106 điểm, trong đó các phép
thử đều được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn. Ngay cả phép thử
ghi đĩa Nero thường gây nhiều khó khăn cho các hệ thống thử nghiệm khi
đòi hỏi kết hợp tốt hiệu năng của bộ nhớ RAM và đĩa cứng cũng được Dell
Vostro 220MT kết thúc chỉ trong vòng 436 giây. Trong khi đó, dù chỉ tận
dụng đồ họa tích hợp nhưng máy tính của Dell vẫn không gặp nhiều khó
khăn với ba ứng dụng chuyên về đồ họa: Photoshop, Autodesk 3ds max 8.0
(DirectX) và Autodesk 3ds max 8.0 (Rendering) với thời gian lần lượt là
375 giây, 444 giây và 551 giây. Do đó, không đáng ngạc nhiên khi các
ứng dụng văn phòng quen thuộc như Firefox, Microsoft Office hay đa tác
vụ vẫn được Dell Vostro 220MT chạy mượt mà.
Thùng máy của Dell
Vostro 220MT có thiết kế đơn giản, góc cạnh, kết hợp với tông màu đen
tạo nên dáng vẻ cứng cáp nhưng cũng không kém phần sang trọng khi mặt
trước được phủ lớp sơn bóng bắt mắt. Tại mặt trước thùng máy, các cổng
giao tiếp và ổ ghi quang được đặt “ẩn” sau những nắp bảo vệ mà bạn có
thể tìm thấy chỉ sau những cú bật nắp nhẹ hay kéo trượt xuống khá đơn
giản. Về mặt giao tiếp thì Dell Vostro 220MT không quá cầu kỳ khi chỉ
chuẩn bị đầy đủ các giao tiếp tối thiểu như 8 cổng USB chia đều hai
phía trước và sau thùng máy, VGA, Ethernet. Bộ phụ kiện bàn phím và
chuột được thiết kế đơn giản với tông màu đen, kết nối với máy thông
qua cổng USB. Bàn phím dùng phím bấm lớn, bấm khá êm. Máy tính của Dell
còn kèm theo ứng dụng trình chiếu các tập tin đa phương tiện PowerDVD
DX 8.2. Giá 7.374.000 đồng, bảo hành 1 năm.
HP Compaq dx7510 MT
HP Compaq dx7510 MT
Tông
màu đen cứng cáp dường như khá được ưa chuộng khi tiếp nối hai chiếc
máy tính để bàn của Acer và Dell, thùng máy HP Compaq dx7510 MT tiếp
tục được phủ lớp vỏ đen cùng thiết kế đơn giản, góp phần làm nổi bật
đường viền ngang màu xám đặt tên hãng HP ở mặt trước. Nút khởi động
được đưa lên nóc thùng máy, các cổng giao tiếp tại mặt trước cũng được
chuyển đến khoảng giữa thân máy nên bạn sẽ thuận lợi hơn khi thao tác
bật mở máy và kết nối các thiết bị qua cổng USB hoặc audio. Máy được
trang bị một ổ đĩa quang DVD-RW có công nghệ ghi nhãn đĩa LightScribe
và ổ đĩa mềm. Tương tự như Dell Vostro 220MT, máy tính của HP cung cấp
đầy đủ các giao tiếp tối thiểu gồm USB (8 cổng), Ethernet, VGA,
PS/2,... Bên trong thùng máy được thiết kế gọn gàng và rộng rãi nên
việc thao tác tháo lắp thiết bị có thể thực hiện dễ dàng. Đi kèm theo
máy là hệ điều hành Windows XP Professional với một số phần mềm chính
hãng kèm theo gồm HP Backup and Recovery Manager cho phép cập nhật và
khôi phục dữ liệu hệ thống, McAfee Total Protection để bảo vệ máy tính
của bạn trước những tấn công của virus hay hacker bên ngoài, HP Power
Manager thực hiện điều chỉnh điện năng cho hệ thống một cách hợp lý,...
Bàn phím và chuột được thiết kế đơn giản, hợp lý, các phím bấm êm, kết
nối qua cổng USB. Ngoài ra, bên trong thùng máy cũng được tích hợp một
mạch loa đơn giản, có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu giải trí của
bạn như nghe nhạc, xem phim hay chơi game. Bạn cũng có thể tận dụng hệ
thống âm thanh 6 kênh trên BMC dành để gắn các hệ thống loa ngoài nhằm
có được chất lượng âm thanh tốt hơn.
Trong ba máy thử nghiệm
tại Test Lab dịp này, HP Compaq dx7510 MT đạt được điểm số cao nhất
(107 điểm) khi thử nghiệm với WorldBench 6 Beta 2. Kết quả này được
đóng góp bởi cấu hình khá tốt được trang bị trong máy tính của HP gồm
BXL Intel Core 2 Duo E7500 (2 nhân, xung nhịp 2,93GHz), chipset Intel
Q45 tích hợp đồ họa GMA 4500, đĩa cứng SATA 250GB tốc độ 7200rpm. Điểm
đáng tiếc là tuy có sẵn đến 4 khe cắm RAM DDR2 có hỗ trợ thiết lập chế
độ chạy kênh đôi nhưng máy chỉ tận dụng 1 khe với dung lượng bộ nhớ là
1GB. Vì vậy, hệ thống “hao tổn” đến gần 500 giây để hoàn tất phép thử
ghi đĩa Nero. Trong khi đó, lợi thế của máy tính HP lại được thể hiện
tại các ứng dụng văn phòng như Winzip, đa tác vụ, Firefox hay Microsoft
Office, nơi mà hiệu năng của BXL quyết định khá nhiều đến thời gian
hoàn tất ứng dụng. Ba ứng dụng về đồ họa trong WorldBench 6 Beta 2 thực
hiện trong thời gian lần lượt là 404 giây (Photoshop), 459 giây
(Autodesk 3ds max DirectX) và 525 giây (Autodesk 3ds max Rendering),
phù hợp với khả năng của đồ họa tích hợp GMA 4500. Máy cũng có tiềm
năng nâng cấp khá “dồi dào” khi vẫn còn đến 3 khe cắm RAM đặt sẵn, 1
khe PCI Express 16x cho đồ họa rời, 2 khe PCI và một khe PCI Express
1x. Giá 7.500.000 đồng, bảo hành 1 năm