Có 2 lựa chọn là card đồ họa tích hợp và card đồ họa rời, tuy nhiên, với loại nào, việc nâng cấp là không thể với laptop.
|
Card đồ họa ngoài việc đảm nhận xử lý các vấn đề về đồ họa, hình ảnh còn hỗ trợ thêm về kết nối cho bo mạch chủ trong hệ thống. Ảnh: Laptopparts. |
Với laptop, card đồ họa tích hợp (intergrated
graphics card) chủ yếu là của Intel. Tuy nhiên, những mẫu card này
thường sử dụng một phần dung lượng bộ nhớ RAM của hệ thống, khi làm
việc sẽ không hỗ trợ tối đa cho việc xem video HD và hạn chế khi chơi
game 3D. Ngay cả những mẫu card tích hợp đời mới như Intel GMA X4500 HD
(hay Intel Graphics Media Accelerator 4500MHD) cũng vẫn phải nhờ tới sự
giúp sức từ vi xử lý để giải mã và tăng tốc trong quá trình xử lý video
HD. Việc chia sẻ này tuy làm giảm hiệu năng tổng thể của hệ thống nhưng
lại vừa đủ cho xử lý đồ họa đơn giản.
Trong khi đó, và phim HD, chủ yếu là các sản phẩm của Nvidia và ATI. Cả
2 hãng này đều phát triển rất nhiều dòng card đồ họa khác nhau, Nvidia
có đến 25 sản phẩm chưa kể mẫu mới nhất G200, và ATI ít hơn một chút
với 20 mẫu khác nhau.
Trước đây, những thông số về tốc độ xử lý của GPU, số đường truyền dữ
liệu (pixel pipeline) được sử dụng để thể hiện hiệu năng của card tăng
tốc đồ hoạ. Nhưng card đồ họa đời mới có thể làm được nhiều việc hơn
chỉ xử lý từng điểm ảnh. Những hiệu ứng đặc biệt liên quan đến ánh sáng
có thể được đưa thẳng qua những bộ phận xử lý riêng có tên là shader mà
không cần qua các đường pipeline. Đây là bộ phận rất quan trọng cần
quan tâm trong lựa chọn card đồ hoạ vì ngày càng có nhiều game sử dụng
công nghệ shader để nâng cao chất lượng hình ảnh.
Công nghệ Shader hợp nhất (Unified Shader)
Windows Vista ra đời đi kèm với DirectX 10 và đồng thời DirectX 10 cũng
đem đến phương thức mới trong xử lý Shader, công nghệ Shader hợp nhất
linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận công nghệ này của Nvidia và ATI
là khác nhau. Ví dụ, một card đồ họa Nvidia cao cấp dành cho máy bàn
chỉ có 240 Shader hợp nhất trong khi của ATI có đến 800. Nếu chỉ nhìn
vào con số, chắc chắn card ATI xử lý nhanh hơn, nhưng quan trọng hơn là
cách thiết kế sẽ đem lại các kết quả khác nhau. Trong trường hợp trên,
card Nvidia xử lý tốt hơn card ATI. Vì vậy, số lượng shader không được
đưa ra để so sánh các sản phẩm của 2 hãng này. Nhưng số lượng shader
càng lớn đồng nghĩa với việc card đồ họa tiêu thụ nhiều điện năng và
tỏa nhiệt nhiều hơn.
Card đồ họa tích hợp chủ yếu là của Intel. Ảnh: Laptoping.
Băng thông và loại bus bộ nhớ
Loại bus của bộ nhớ (64, 128, 256 bit) còn quan trọng hơn cả dung lượng
của chính bộ nhớ trong card đồ họa, thế nhưng, khi mua sắm thiết bị
này, người ta chỉ thường quan tâm đến việc RAM của card là bao nhiêu
MB. Bus hay đường truyền giao tiếp của bộ nhớ RAM với GPU trong card đồ
họa (và bộ nhớ RAM nói chung với CPU trong máy tính) là một trong các
yếu tố thiết yếu giúp cải thiện tốc độ và hiệu năng cho toàn bộ hệ
thống PC. Bus RAM (Memory Bus) cho card đồ họa, hiện giờ phổ biến ở tầm
thấp là giao diện bộ nhớ (Memory Interface) RAM 64-bit, tầm trung là
RAM 128-bit và tầm cao là RAM 256-bit trở lên. Với dòng card cấp thấp
đa số là 64-bit khi chơi game thường bị giật hình, còn dòng card cao
cấp 256-bit thường giá rất đắt. Vì thế các loại card tầm trung RAM
128-bit là lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, bộ nhớ được chia làm 3 loại chính: DDR2, DDR3, và GDDR3. Sự
khác biệt giữa 3 loại này là về tốc độ. Nếu mua card đồ họa để chơi
game thì không nên chọn RAM DDR2 bởi tốc độ truyền dữ liệu chậm dễ dẫn
đến tình trạng "nghẽn cổ chai" (bottleneck) khi xử lý. Một loại mới là
GDDR5, công nghệ bộ nhớ mới này còn hiếm. Thay vì tốc độ nhân đôi, RAM
GDDR5 có tốc độ nhân bốn với lượng băng thông rất lớn, và nếu kết hợp
công nghệ GDDR5 với bus bộ nhớ 128-bit sẽ cho băng thông ngang ngửa RAM
256-bit, tương tự GDDR5 với bus bộ nhớ 256-bit có băng thông của RAM
512-bit.
Directx 10.1 vs. Physx/Cuda
Điều tạo nên sự khác biệt giữa ATI và Nvidia chính là công nghệ mà hai
hãng sử dụng để cạnh tranh với nhau. ATI là hãng duy nhất tính đến thời
điểm hiện tại sản xuất card đồ họa tương thích với DirectX 10.1 được
giới thiệu cùng bản Windows Vista SP1. Nhưng rất hiếm game hỗ trợ
DirectX 10.1, nổi bật mới có Assassin’s Creed của Ubisoft. ATI vẫn luôn
được đánh giá có nhiều lợi thế về khả năng xử lý hơn so với đối thủ
cạnh tranh.
Trong khi đó PhysX cũng mới chỉ được sử dụng trong các mẫu card cao cấp
của Nvidia. Công nghệ xử lý đồ họa này giúp thể hiện được nhiều chi
tiết hơn trong game như quần áo, âm thanh kính vỡ rất thực. Cũng giống
như DirectX 10.1 cũng có rất ít game hỗ trợ công nghệ này, nổi tiếng có
Mirror's Edge. Bên cạnh đó, nền tảng đồ họa phổ thông hơn của Nvidia là
CUDA có nhiều sự hỗ trợ và được quan tâm hơn. Có rất nhiều ứng dụng
tương thích với nền tảng đồ họa này vì thế mà khả năng xử lý hình ảnh
của card đồ họa sẽ được nâng cao.
|
Card đồ họa rời với vi xử lý GPU và bộ nhớ VRAM riêng biệt sẽ tốt hơn cho quá trình xử lý hình ảnh trong game. Ảnh: Laptoppic. |
Trình điều khiển
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn card đồ họa. Không
giống như Nvidia, ATI thường không cung cấp các bản driver cập nhật cho
card đồ họa. Nvidia thì khác, người sử dụng có thể dễ dàng cập nhật các
phiên bản driver mới (đã vá lỗi và nâng cao khả năng xử lý) ngay tại
trang web của Nvidia. Còn với "chủ nhân" của máy dùng card ATI, nếu
muốn cập nhật driver sẽ phải phụ thuộc vào nhà sản xuất laptop hoặc sử
dụng phần mềm của hãng thứ ba.
Crossfile và SLI
Cả ATI và Nividia đều xây dựng những giải pháp đa card đồ họa
(multi-GPU) hay đồ họa kép dành cho laptop. Công nghệ được ATI sử dụng
gọi là Crossfire, và của Nvidia là SLI. Một điểm đáng chú ý là những
công nghệ này không đem lại khả năng xử lý đồ họa nhanh gấp đôi, ví dụ,
dùng 2 card GeForce GTX 280M không nhanh gấp đôi khi chạy card đơn.
Ngoài ra cả ATI và Nividia còn phát triển các loại card tích hợp mà khi
kết hợp với những card rời có thể sử dụng ở chế độ đồ họa kép nhờ công
nghệ Crossfire hoặc SLI nhằm nâng cao khả năng xử lý. Bên cạnh đó là
tiết kiệm chi phí và có được thời lượng dùng pin lâu hơn.