Tuần này, Google công bố họ sẽ sớm tung ra một hệ điều hành dành cho máy tính và netbook – một động thái dứt khoát là chống lại Apple, hãng sở hữu hệ điều hành OS X. Và đó chỉ là mảng kinh doanh mới nhất của Apple mà Google đã bắt chước.
Điều đó có nghĩa ông Schmidt là một gián điệp? Không. Thay vào đó, sự tương tự giữa Google và Apple xuất hiện được cho là một sản phẩm của hai văn hóa khác nhau: Apple là hành động và Google là phản ứng. Và đó là lý do tại sao Google nhảy vào quá nhiều mảng kinh doanh của Apple. Hai công ty tình cờ là đối thủ của nhau. Họ chỉ dường như không biết điều đó thôi.
Chúng ta hãy bắt đầu với việc Google vừa tuyên bố về hệ điều hành Chrome OS. Nó chạy trên cả hai bọ xử lý x86 và ARM. Google khoe phần mềm này sẽ được tối ưu hóa cho Web và sẽ được xây dựng trên biến thể nguồn mở của hệ điều hành Unix. Nó sẽ được dùng cho netbook và các PC giá rẻ.
Cũng như vậy, hệ điều hành OS X của Apple chạy cả x86 và ARM. Apple có thể khoe khoang phần mềm tiền nhiệm NeXT Step được sử dụng để xây dựng Web. Nó cũng được xây dựng quanh một biến thể nguồn mở Unix là Darwin. Nó hoạt động với các cỗ máy của tất cả các kích cỡ, từ máy chỉ cho đến máy nghe nhạc cảm ứng iPod.
Ông Schmidt được nói là sẽ thảo luận về vai trò của ông sắp tới trong ban điều hành của Apple sau khi công bố Chrome OS. Theo báo Anh Financial Times, ông đã cưỡng lại việc dính líu đến mảng hệ điều hành của Apple 6 năm trước khi chịu “đầu hàng”. Điều đó có nghĩa Google nghiên cứu ý tưởng hệ điều hành trước khi ông Schmidt gia nhập ban lãnh đạo Apple hồi năm 2006.
Và đó không chỉ là nơi duy nhất hai công ty cạnh tranh. Apple tuyên bố iPhone hồi tháng 01/2007, thuê các nhà sản xuất hợp đồng châu Á sản xuất. Google theo ngay sát sau đó, tung ra phần mềm smartphone của mình Android vào tháng 11/2008. Thực tế, ông Schmidt đã tự rút mình khỏi các cuộc thảo luận về iPhone của Apple.
Apple tung ra một trình duyệt Web cho hệ điều hành Windows là Safari hồi tháng 6/2007. Google công bố trình duyệt Web Chrome cho Windows vào tháng 9/2008. Apple cung cấp một bộ đầy đủ phần mềm văn phòng cho máy tính Mac. Google cung cấp giải pháp trên nền Web của riêng mình - Google Docs. Apple có một dịch vụ e-mail. Google cũng có.
Apple và Google là các công ty rất khác nhau, tất nhiên. Google cung cấp các dịch vụ tìm kiếm miễn phí để có thể bán quảng cáo. Ngược lại, Apple hấp dẫn khách hàng bằng những chiếc máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại di động thiết kế đẹp, sang trọng.
Điều đó chỉ làm cho sự tương tự giữa hai công ty thậm chí kỳ quái hơn. Có thể hiểu vì sao Apple làm mọi thứ, từ hệ điều hành cho đến xử lý văn bản và trình duyệt Web. Họ cũng là một công ty phần mềm ngoài sản xuất máy tính.
Google là một công ty làm phần mềm nhưng nó không được định nghĩa bằng phần mềm. Vậy thì tại sao Google có vẻ đang bắt chước từng bước của Apple?
Có thể bởi họ không có ý tưởng nào tốt hơn. Google đã chật vật trong nhiều năm để vượt ra ngoài mảng kinh doanh quảng cáo tìm kiếm “nguyên thủy” và đã thất bại, chẳng nhận được gì hơn một cái móng tay. Quảng cáo chiếm đến 98% doanh thu của Google trong 3 tháng đầu năm nay, tăng lên so với 97% của cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, Apple đã chứng tỏ họ có thể dấn thân vào các thị trường mới. Apple đã tung ra phần mềm nhạc iTunes vào tháng 01/2001 trước khi họ tung ra iPod vào tháng 10 năm đó. Họ bắt đầu bán phim qua iTunes trước khi họ đưa video vào iPod. Sau đó, trong năm 2007, họ chuyển phần mềm iTunes – được phổ biến nhờ iPod – thành một nền tảng để trói chiếc di động iPhone của họ vào chiếc PC của bạn. Kết quả: Doanh thu của Apple chảy từ iPod và mảng kinh doanh truyền thông kỹ thuật số cho tới iPhone và máy tính Mac.
Trong bối cảnh đó, “chứng hoang tưởng” của Apple là có thể hiểu được. Và bởi vì sản phẩm và dịch vụ của họ hoạt động quá tốt, mỗi mảnh nhỏ thông tin có thể lượm lặt từ hãng đều là tin tức nóng hổi. Vâng, có lẽ chỉ ngoại trừ với ông Schmidt.
Theo ICTNews (Forbes)