Trang chủĐăng kýĐăng nhập Cộng đồng tin học
Thứ 5, 2025-01-02, 6:43 PM
Khung đăng nhập

Khung tán gẫu
Xóm 'bà Tám'

http://congdongtinhoc.net
CHUYÊN TRANG GAME ONLINE GIẢI TRÍ//lehung-system.ucoz.net/stuff/

Thống kê diễn đàn
Bài viết mới nhất Trang chủ cập nhật Top 10 thành viên tích cực 10 Thành viên mới nhất
  • Quạt Hướng Trục
  • vào ucoz.com thiết kế web không hiểu sao...
  • Sothink DHTMLMenu 9.2 Build 90326
  • cho em quảng cáo cái
  • BIDV triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho v...
  • Phượng Đã Nở Ngoài Hiên
  • Ngựa Ô Thương Nhớ
  • Những mẩu chuyện vui
  • 1001 cách biến "sim rác" thành...
  • Windows XP Media Center Edition 2008 - S...
  • Hướng dẫn chỉnh sửa dữ liệu trong form m...
  • 15 điều người dùng máy tính nên biết
  • Choáng vì "sâu" mới phát tán qua email
  • Giấu bớt những thành phần Control Panel ...
  • Thảo luận về IFrame Injection Attacks
  • Miễn phí bản quyền Ashampoo Anti-Malware...
  • Trải nghiệm với Camtasia Studio 7
  • 10 kỹ năng IT ‘hot’ của năm 2011
  • Intel công bố bộ vi xử lý Hệ thống trên ...
  • Kho phần mềm dành cho Android
  • Hung@info
  • thangbom
  • Hung@webmater
  • hebeo
  • giodaingan
  • david15
  • whitecat
  • luutruthongtin
  • systemfan_12
  • sha66b5cates0428
  • amir2x4
  • taiwindows075
  • kholuutru
  • shahmeerolivedigital9
  • ysg06363100
  • hetoxe6474
  • rootanalysisusa
  • memory_gift
  • systemfan_12
  • quatcongnghiep_saigon


  • [ Tổng hợp bài mới · Tổng số thành viên · Nội qui chung · Tìm kiếm bài viết · RSS ]
    • Page 1 of 1
    • 1
    Forum moderator: thangbom  
    Làm việc với Terminal Services Remote Applications
    Hung@infoDate: Thứ 4, 2009-05-27, 11:14 AM | Bài viết # 1
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Loạt bài này sẽ giới thiệu cho các bạn về một tính năng có trong Windows Server 2008 đó là Terminal Service RemoteApp, đây là tính năng sẽ cho phép bạn cấu hình các ứng dụng cá nhân trên một Terminal Server.

    Terminal Service RemoteApp là gì?

    Một số năm gần đây, đã có nhất nhiều nhà cung cấp phần mềm đã thử nghiệm cung cấp các dịch vụ hosting. Ý tưởng cơ bản nằm sau kiến trúc các dịch vụ này là một tổ chức không cần phải mua các đăng ký cho các ứng dụng phần mềm hoặc cần phải cài đặt hoặc bảo trì các ứng dụng đó một cách phức tạp. Thay vào đó, mỗi một IPS hoặc đại lý phần mềm chỉ cần đi thuê các ứng dụng. Ứng dụng được chạy trên các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ và người dùng tương tác với ứng dụng trên Internet.

    Việc thuê các ứng dụng luôn rất đắt nếu kỳ hạn thuê dài, vì giá thành tổng thể của tất cả các hóa đơn cần phải trả hàng tháng sẽ vượt quá những gì đáng giá đối với một đăng ký phần mềm.

    Bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm khác. Với những người mới, các dịch vụ hosting sẽ mang cấu hình ứng dụng ra ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của một tổ chức và có một vài tình huống trong đó các quản trị viên mạng đã ngồi chơi xơi nước vì các công ty mà họ làm việc quyết định “outsource” tất cả các ứng dụng của họ cho một nhà cung cấp hosting.

    Nhưng nếu vấn đề giá thành chi phí tổng thể không phải là vấn đề đáng phải suy nghĩ đối với bạn thì có một luận cứ hấp dẫn lớn đối với việc sử dụng các dịch vụ hosting. Thể hiện ở đây là nếu kết nối Internet của bạn gặp vấn đề (trục trặc) thì không ai có thể truy cập vào các ứng dụng mà công ty bạn đang hosting. Rõ ràng dịch vụ Internet trong sẽ đáng tin cậy hơn trong một số vùng nhưng điều này vẫn thường rất hay xảy ra. Quả thực chúng ta sẽ không thể hình ra ra việc làm cho sự truy cập đến các ứng dụng quan trọng của mình lại phụ thuộc vào khả năng của ISP để duy trì kết nối Internet.

    Mặc dù không phải là thích các dịch vụ hosting nhưng có một sự thực ở đây là không ai sử dụng các dịch vụ host nếu không có ưu điểm gì mang lại cho họ. Ưu điểm chính của dịch vụ này là rằng, nhà cung cấp sẽ quan tâm đến tất cả các vấn đề và duy trì ứng dụng cho bạn.

    Vậy Terminal Service RemoteApp làm những công việc gì? Nó hoạt động tương tự như một phần mềm mà nhà cung cấp dịch vụ hosting sử dụng để cung cấp các dịch vụ hosting cho máy khách của họ. Do nó hiện diện trong Windows Server 2008, nên Terminal Service RemoteApp cho phép bạn mang việc hosting ứng dụng về nhà thay cho phải outsourcing nó đến một nhà cung cấp dịch vụ.

    Ưu điểm của việc sử dụng Terminal Service RemoteApp

    Trước tiên, hãy coi việc hosting ứng dụng trong nhà bằng cách sử dụng một phương pháp tương tự với những gì nhà cung cấp dịch vụ hosting sử dụng. Việc sử dụng phương pháp này để phân phối các ứng dụng của bạn thường khá phức tạp và đắt đỏ so với việc cài đặt trực tiếp vào máy trạm của người dùng. Tuy nhiên, có khá nhiều ưu điểm trong việc sử dụng Terminal Service RemoteApp. Nhiều trong đó là những ưu điểm mà bạn không thể có được nếu cài đặt ứng dụng cục bộ trên các máy trạm riêng lẻ hoặc nếu bạn outsource các ứng dụng cho nhà cung cấp dịch vụ. Theo quan điểm của chúng tôi, việc sử dụng Terminal Service RemoteApp sẽ cho phép bạn có được cả hai điều tốt nhất đó. Trong các phần bền dưới, chúng tôi sẽ giải thích về một số ưu điểm này.

    Sự truy cập liền mạch

    Có thể điều thú vị nhất về Terminal Service RemoteApp đó chính là sự truy cập ứng dụng dường như liền mạch đối với người dùng. Người dùng không cần phải mở Terminal Service session để truy cập vào các ứng dụng hosting từ xa mà thay vào đó Terminal Services RemoteApp sẽ cung cấp một ảo giác làm cho người dùng tưởng như rằng các ứng dụng đang được cài đặt cục bộ. Các ứng dụng hosting có thể cư trú trên các ứng dụng được cài đặt cục bộ và người dùng sẽ khó biết được sự khác biệt giữa chúng.

    Ý nghĩa cho bạn ở đây là bạn sẽ không phải tốn thời gian vào việc đào tạo người về về cách truy cập các ứng dụng hosting, giải thích cho điều đó là người dùng sẽ thực sự không nhận ra các ứng dụng được hosting. Thực tế các ứng dụng được hosting có thể chạy bên cạnh các ứng dụng đã được cài đặc cục bộ có nghĩa rằng bạn có thể tạo một sự chuyển đổi sang ứng dụng được hosting một cách dần dần. Bạn không cần phải chuyển tất cả ứng dụng của mình sang một môi trường hosting trong một đêm.

    Quản lý ứng dụng tập trung

    Ưu điểm chính cho việc sử dụng nhà cung cấp các dịch vụ hosting chính là nằm ở điểm dễ dàng quản lý, sự quản lý ứng dụng đơn giản hơn cũng là ưu điểm chính để sử dụng Terminal Service RemoteApp.

    Thông thường, các ứng dụng được cài đặt và không bao giờ cần phải đụng lại cho tới khi nó cần nâng cấp lên phiên bản tiếp theo. Tuy nhiên, ngày nay mọi nhà cung cấp ứng dụng đều phát hành các bản vá theo một nguyên tắc thường lệ nên việc test tất cả các bản vá này và đẩy chúng vào các máy trạm của bạn có thể là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp.

    Việc sử dụng Terminal Service RemoteApp không giải phóng bạn khỏi phải cập nhật kịp thời các ứng dụng của mình nhưng nó làm cho việc thực hiện này của bạn được dễ dàng hơn. Các ứng dụng được hosting thường được đặt ở một địa điểm tập trung chính vì vậy bạn chỉ cần phải lo về việc duy trì một copy cho mỗi một ứng dụng thay cho phải giữ cập nhật mọi máy trạm riêng lẻ.

    Dễ dàng quản lý các văn phòng chi nhánh

    Terminal Service RemoteApp thích hợp với các tổ chức có các văn phòng chi nhánh, tuy nhiên phù hợp nhất với những công ty không có nhân viên IT chuyên nghiệp tại các văn phòng chi nhánh. Việc sử dụng Terminal Service RemoteApp cho phép quản trị viên duy trì tất cả các ứng dụng từ văn phòng chính, vì vậy nhân viên IT không phải đi đến tận các văn phòng chi nhánh để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì ứng dụng theo định kỳ của mình.

    Sử dụng tài nguyên máy chủ tốt hơn

    Thông thường, Windows Terminal Server cung cấp cho người dùng một môi trường Windows đang phát triển mạnh. Rõ ràng việc cung cấp cho mỗi người dùng một instance riêng của toàn bộ hệ điều hành tiêu tốn nhiều tài nguyên máy chủ. Việc hosting các ứng dụng trên một terminal server vẫn yêu cầu một số lượng tài nguyên máy chủ nhất định nhưng không nhiều cách thức kia.

    Sự chung sống của các ứng dụng không tương thích

    Một ưu điểm nữa trong việc sử dụng Terminal Service RemoteApp là nó cho phép sự cùng chung sống của các ứng dụng không tương thích. Cho ví dụ,, Microsoft Office được thiết kế để chỉ có một phiên bản của Office có thể được cài đặt trên một máy nhưng một số công ty có thể cần phải chạy cùng một lúc nhiều phiên bản Office. Do các ứng dụng được hosting không được cài đặt trên các máy trạm, nên nó có thể cho người dùng chạy nhiều phiên bản của Microsoft Office hay chạy các ứng dụng không tương thích giữa nhau.

    Truy cập mọi nơi

    Một ưu điểm theo cá nhân tôi đánh giá về việc sử dụng Terminal Service RemoteApp là nó cho phép người dùng có thể truy cập vào các ứng dụng hosting mọi nơi. Với đầy đủ các thành phần cần thiết, người dùng có thể truy cập vào các ứng dụng đang được hosting từ các laptop trong khi đang đi trên đường, từ máy tính gia đình của họ hoặc thậm chí từ thiết bị Windows Mobile.

    Kết luận

    Có một số ưu điểm trong việc sử dụng Terminal Service RemoteApp nữa nhưng trong phần này chúng tôi xin dừng lại ở đây, trong phần tiếp theo của loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cài dặt đặt và cấu hình tính năng mới này.


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    Hung@infoDate: Thứ 4, 2009-05-27, 11:24 AM | Bài viết # 2
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Làm việc với Terminal Services Remote Applications – Phần 2

    Trong phần hai này sẽ giới thiệu cho các bạn quá trình cấu hình cần thiết cho việc hosting ứng dụng.

    Giới thiệu

    Trong phần trước của loạt bài này, đã giới thiệu cho các bạn một số ưu điểm liên quan đến việc sử dụng Terminal Services RemoteApp. Trong phần hai này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu của mình bằng cách hướng dẫn bạn về quá trình triển khai.

    Trước khi bắt đầu

    Trước khi bắt đầu, chúng tôi cần chỉ ra rằng, tính năng Terminal Services RemoteApp hoàn toàn khác so với Terminal Service session thông thường. Do những khác biệt cố hữu, không phải tất cả máy khách Windows đều có thể với các ứng dụng được cấu hình từ xa. Terminal Service RemoteApp chỉ làm việc với các máy khách đang chạy hệ điều hành Windows Vista, Windows Server 2008, Windows XP SP2 hoặc mới hơn và Windows Server 2003 SP1 hoặc cao hơn hay Remote Desktop Client mới đã được cài đặt.

    Cài đặt Terminal Services

    Chúng ta hãy bắt đầu với quá trình cài đặt. Với mục đích của loạt bài này, chúng tôi giả dụ rằng, bạn đã cài đặt Windows Server 2008 và đã gia nhập máy chủ của mình vào miền thích hợp.
    Bắt đầu quá trình cài đặt bằng cách mở Server Manager, chọn mục Roles. Tiếp đến, kích liên kết Add Roles trong phần panel Actions. Thao tác này sẽ làm cho Windows khởi chạy Add Roles wizard.

    Kích Next để băng qua màn hình Welcome, khi đó bạn sẽ được đưa đến màn hình liệt kê các role khác nhau có trên máy chủ. Chọn Terminal Services role và kích Next. Windows lúc này sẽ hiển thị một màn hình giới thiệu về Terminal Services. Hãy tiếp tục và kích Next, khi đó bạn sẽ thấy màn hình cho phép chọn các dịch vụ role mà bạn muốn cài đặt. Lúc này, hãy tiếp tục và chọn Terminal Server roleTS Licensing Role.

    Với mục đích của loạt bài này, chúng tôi thừa nhận rằng bạn không có triển khai dịch vụ Windows 2008 terminal đang tồn tại thích hợp. Chúng ta sẽ chọn TS Licensing role, vì Microsoft yêu cầu tất cả các máy chủ đầu cuối cần phải được kết nối với máy chủ đăng ký.

    Hãy tiếp tục và kích Next, bạn sẽ thấy một cảnh báo nói rằng bất cứ ứng dụng nào đã được cài đặt từ trước có thể sẽ không làm việc với Terminal Services. Kích Next để bỏ qua cảnh báo này.
    Windows lúc này sẽ hiển thị một màn hình hỏi bạn xem có muốn thực hiện thẩm định mức mạng hay không. Thẩm định mức mạng là một cơ chế mới cho phép Windows thực hiện sự thẩm định người dùng trước khi Terminal Service session được thiết lập. Thẩm định mức mạng thường được coi là một cơ chế tốt vì nó đơn giản hóa quá trình thẩm định và giữ gìn tài nguyên máy chủ. Tuy vậy, chỉ có các máy khách đang chạy hệ điều hành Windows Vista và Windows Server 2008 mới hỗ trợ cơ chế này. Chính vì vậy bạn cần phải xem xét một cách cẩn thận xem có nên kích hoạt cơ chế này hay không. Với mục đích của loạt bài này, chúng tôi sẽ kích hoạt cơ chế thẩm định mức mạng.

    Màn hình kế tiếp mà bạn thấy sẽ hỏi bạn xem sẽ sử dụng việc đăng ký trên thiết bị hoặc trên người dùng. Bạn có thể chọn một trong hai, tuy nhiên tùy chọn mà bạn chọn phải tương xứng với kiểu các đăng ký Terminal Server đã mua.

    Kích Next, lúc này Windows sẽ hỏi bạn người dùng và nhóm nào sẽ được phép kết nối đến terminal server. Chỉ cần kích Next để chấp nhận các giá trị mặc định.

    Bạn sẽ thấy màn hình yêu cầu bạn đưa ra một quyết định về phạm vi khám phá. Phạm vi khám phá này có nghĩa rằng, bạn phải quyết định xem máy chủ đăng ký của mình chỉ phục vụ cho các terminal server thành viên của cùng miền như một máy chủ đăng ký hay muốn máy chủ đăng ký phục vụ toàn bộ forest. Tiếp đó, bạn sẽ phải chọn tùy chọn nào thích hợp nhất với tổ chức của riêng mình, sau đó kích Next.

    Đến đây, wizard sẽ hiển thị một bảng tóm tắt các tùy chọn cài đặt mà bạn đã chọn. Chúng tôi khuyên bạn hãy đọc qua bảng tóm tắt này để bảo đảm rằng các tùy chọn thích hợp của mình đã được chọn. Sau đó, kích nút Install. Windows sẽ cài đặt các dịch vụ được yêu cầu. Khi quá trình cài đặt được hoàn tất, kích nút Close. Bạn sẽ được nhắc nhở khởi động lại máy chủ. Hãy kích Yes để khởi động lại máy chủ.

    RemoteApp

    Giờ đây bạn đã thiết lập được một triển khai Terminal Service cơ bản, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một preview vắn tắt về những gì RemoteApp có thể thực hiện. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ quay trở lại và thực hiện một số điều chỉnh tinh và giới thiệu cho các bạn một số tùy chọn khác cho việc hosting ứng dụng.

    Với mục đích đơn giản, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc hosting Windows Calculator. Để thực hiện công việc này, kích nút Start và chọn Administrative Tools | Terminal Services | TS RemoteApp Manager từ menu Start.

    Khi RemoteApp Manager khởi chạy, hãy chọn liên kết Add RemoteApp Programs từ menu Actions. Khi bạn thực hiện thao tác đó, Windows sẽ khởi chạy RemoteApp Wizard. Kích Next để đi qua màn hình chào, sau đó bạn sẽ được đưa đến một danh sách các ứng dụng đã được cài đặt trên terminal server của mình. Chọn hộp kiểm thích hợp với Calculator và kích Next, tiếp đó là Finish. Khi đó bạn sẽ thấy Windows Calculator được thêm vào danh sách RemoteApp Programs, xem thể hiện trong hình A bên dưới.


    Hình A: Windows Calculator đã được thêm vào danh sách RemoteApp Programs

    Khi bạn chọn danh sách liệt kê cho Calculator, một số các tùy chọn bổ sung sẽ hiện hữu trên panel Actions. Kích tùy chọn Create .RDP File. Thao tác này sẽ làm cho Windows khởi chạy RemoteApp Wizard.

    Kích Next để đi qua màn hình chào. Lúc này bạn sẽ thấy một màn hình yêu cầu bạn nhập vào một cụm các tùy chọn khác nhau có liên quan đến ứng dụng từ xa. Mục đích của chúng ta lúc này là đơn giản chỉ thử ứng dụng từ xa, chính vì vậy hãy thay đổi trường “Location to Save the Package” để trỏ đến thư mục chia sẻ mạng có thể truy cập từ máy khách. Không phải lo lắng đến bất cứ thiết lập nào khác lúc này. Chúng tôi sẽ đề cập đến chúng trong các phần sau của loạt bài.

    Kích Next, tiếp đến là Finish, Windows sẽ tạo một file RDP và đặt nó vào vị trí mà bạn đã chỉ định. File RDP là một file Remote Desktop. Các file RDP thường được sử dụng để thiết lập các Terminal Service session với các máy từ xa, tuy nhiên trong trường hợp này, file RDP là ứng dụng cụ thể. Nếu bạn mở file RDP từ máy khách, máy khách sẽ khởi chạy Calculator (lưu ý rằng lúc này Administrator là người dùng có truy quyền truy cập Calculator). Nếu quan sát trong hình B bạn sẽ thấy Calculator chạy cục bộ. Chỉ thị nó là một ứng dụng được cấu hình là từ “Remote” trong thanh bar phía dưới màn hình.


    Hình B: Đây là những gì về RemoteApp khi đang chạy

    Kết luận

    Trong phần hai này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những cơ bản về việc hosting một ứng dụng. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ quay trở lại và giới thiệu cho các bạn cách điều chỉnh tinh các tùy chỉnh hosting ứng dụng như thế nào.


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    Hung@infoDate: Thứ 4, 2009-05-27, 11:32 AM | Bài viết # 3
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Làm việc với Terminal Services Remote Applications – Phần 3

    Trong phần ba này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách hosting một ứng dụng từ xa và tạo một RDP file, tiếp đó là minh chứng một số thiết lập mà chúng ta chưa đề cập đến.

    Giới thiệu

    Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn quá trình hosting Windows Calculator với tư cách là một ứng dụng điều khiển xa. Tuy nhiên trong phần đó chúng tôi chỉ thể hiện những gì có thể với Terminal Service RemoteApp. Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập lại kỹ hơn và giới thiệu cho các bạn một số thiết lập chưa được giới thiệu trong phần trước.

    RemoteApp Wizard

    Lúc này chúng tôi đã minh chứng cho cá bạn về tính năng của Terminal Service RemoteApp, tuy nhiên sẽ đề cập đến RemoteApp Wizard một lần nữa để giải thích một số thứ cần giới thiệu thêm. Bạn có thể khởi chạy RemoteApp Wizard bằng cách mở TS RemoteApp Manager và kích vào liên kết Add RemoteApp Programs trong panel Actions.

    Khi RemoteApp Wizard mở, kích Next để đi qua màn hình chào. Đến đây, bạn sẽ thấy một danh sách các ứng dụng có sẵn cho việc hosting từ xa, xem thể hiện trong hình A. Bạn có thể chọn hộp kiểm bên cạnh ứng dụng nào mà bạn muốn hosting, hoặc có thể sử dụng nút Browse để tìm đến file thực thi cho bất kỳ ứng dụng nào không có trong danh sách.


    Hình A: Chọn các ứng dụng muốn hosting từ xa

    Một thứ mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là, mặc định, danh sách này sẽ chỉ hiển thị các ứng dụng đã được cài đặt để sử dụng với Terminal Services. Bạn có thể hosting bất kỳ ứng dụng nào trên máy chủ nhưng trừ khi một ứng dụng nào đó đã được cài đặt riêng biệt để sử dụng với Terminal Services bằng không sẽ không bảo đảm rằng ứng dụng đó sẽ chạy đúng cách hay không.

    Nếu quan sát vào hình bên dưới, bạn sẽ thấy rằng hộp thoại này gồm có nút Properties. Nếu chọn một ứng dụng nào đó và kích nút này, bạn sẽ thấy một hộp thoại thông báo cho bạn biết tên của ứng dụng và đường dẫn nội bộ của nó. Theo cách đó, bạn có thể thẩm định rằng mình đang cấu hình ứng dụng đúng. Có thể xem các hộp thoại đó có diện mạo như thế nào trong hình B bên dưới.


    Hình B: Trang thuộc tính của ứng dụng cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về ứng dụng đã chọn

    Còn vấn đề gì quan trọng hơn nữa, đó là đôi khi một ứng dụng sẽ được cấu hình để cho phép sử dụng các tiếp lệnh khác nhau. Kích nút Properties sẽ cho phép bạn thẩm định được rằng không có tiếp lệnh nào đang được sử dụng kết hợp với ứng dụng khi nó được chạy nội bộ. Nếu các tiếp lệnh đang được sử dụng, bạn cần phải sử dụng tiếp lệnh đó khi chạy ứng dụng nội bộ trên máy chủ, sau đó có thể sử dụng hộp thoại Properties để ngăn chặn không cho các tiếp lệnh bị sử dụng bởi những người khác cũng đang chạy ứng dụng từ xa.

    Sau khi đã chọn các ứng dụng mà bạn muốn cấu hình, bạn cũng đã thẩm định các đối số dòng lệnh đang tồn tại của mình, hãy kích Next. Khi đó Windows sẽ hiển thị cho bạn một bảng tóm tắt các ứng dụng mà bạn cấu hình từ xa. Kích Finish, ứng dụng sẽ được bổ sung vào danh sách các chương trình RemoteApp.

    Export các thiết lập RemoteApp

    Chúng ta có thể tạo một RDP file cho ứng dụng nếu muốn, tuy nhiên chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn các tính năng export và import cho các ứng dụng từ xa. Việc hosting các ứng dụng từ xa thường không thiên về các tài nguyên nhạy cảm cho một terminal server như việc hosting một Windows desktop, tuy nhiên các ứng dụng vẫn tiêu tốn đến tài nguyên của máy chủ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có nhiều người dùng cùng sử dụng các ứng dụng được hosting từ xa.

    Phụ thuộc vào tải trọng của luồng công việc mà người dùng đặt vào terminal server, mỗi một terminal server có thể không quản lý được hết các nhu cầu của người dùng trên chính bản thân nó. Khi đó bạn có thể triển khai thêm nhiều máy chủ terminal server để tăng khả năng mở rộng và dự phòng.

    Nếu triển khai nhiều terminal server, bạn sẽ biết rằng mình không phải cấu hình các ứng dụng từ xa một cách riêng biệt trên mỗi máy chủ. Tuy nhiên bạn vẫn phải cài đặt các ứng dụng từ xa trên mỗi một máy chủ riêng lẻ nhưng không phải tự chỉ định ứng dụng nào đang được hosting từ xa.

    Khi đã cấu hình một RemoteApp server, có thể kích vào liên kết Export RemoteApp Settings được định vị trong panel Actions của TS RemoteApp Manager. Khi đó, Windows sẽ hiển thị hộp thoại như trong hình C.


    Hình C: TS RemoteApp Manager cho phép bạn export các thiết lập ứng dụng từ xa vào các máy chủ khác

    Như những gì thấy trong hình, bạn có thể chỉ định tên của terminal server mà mình muốn export các thiết lập cho nó, hoặc có thể export các thiết lập vào một file. Nếu chọn export các thiết lập trực tiếp vào một máy chủ khác thì các thiết lập RemoteApp được cấu hình trên máy chủ đó sẽ bị ghi đè.

    Nếu quyết định export các thiết lập RemoteApp vào một file thì bạn có thể sử dụng liên kết Import RemoteApp Settings trong phần panel Actions của TS RemoteApp Manager để import các thiết lập vào terminal server mới. Giống như phương pháp export trực tiếp, việc import một file các thiết lập sẽ ghi đè nên các thiết lập ứng dụng từ xa đang tồn tại.

    Tạo một RDP File

    Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách tạo một RDP file cho một ứng dụng từ xa trong phần trước. Mặc dù vậy chúng tôi vấn muốn giới thiệu thêm một số thứ bằng cách vào lại các thiết lập mà chúng ta chưa đề cập đến trong bài trước.

    Bạn có thể tạo một file RDP bằng cách chọn một ứng dụng từ danh sách RemoteApp Program và kích vào liên kết Create RDP File có trong phần System Configuration. Điều này sẽ làm cho Windows khởi chạy RemoteApp Wizard.

    Kích Next để băng qua màn hình chào, khi đó bạn sẽ được đưa đến màn hình như trong hình D bên dưới. Nếu quan sát vào hình này bạn sẽ thấy rằng, tùy chọn đầu tiên mà hộp thoại này cung cấp cho bạn là đường dẫn đến địa điểm bạn muốn lưu các file RDP sẽ tạo ra. Mặc định các file này sẽ được đặt trong C:\Program Files\Packaged Programs folder, tuy nhiên bạn có thể thay đổi thư mục mặc định này.


    Hình D: Có rất nhiều tùy chọn bạn có thể cấu hình khi tạo một RDP file

    Phần tiếp theo sẽ liệt kê terminal server đang hosting ứng dụng từ xa, số cổng nên được sử dụng bởi RDP session và có hay không yêu cầu thẩm định máy chủ. Các thiết lập mặc định sẽ làm việc tốt, tuy nhiên bạn vẫn có thêm các tùy chọn để thay đổi những thiết lập đó theo ý muốn của mình.

    Một tình huống cụ thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một thay đổi là nếu các ứng dụng từ xa đang được cấu hình bởi một terminal server farm nào đó thay vì một máy chủ đơn lẻ. Trong trường hợp như vậy, bạn cần phải cung cấp tên miền hoàn chỉnh của farm.

    Phần tiếp theo bên dưới sẽ là Terminal Service Gateway Settings. Bạn không phải thực hiện bất cứ thứ gì ở đây vì các thiết lập gateway sẽ được phát hiện một cách tự động. Microsoft cung cấp cho bạn một nút Change để bạn có thể sử dụng trong trường hợp các thiết lập gateway được phát hiện sai.

    Phần cuối cùng là Certificate Settings. Bạn nên sử dụng phần này nếu sử dụng một chứng chỉ để ký cho các ứng dụng mà mình xuất bản.

    Khi bạn đã nhận vào các thiết lập cần thiết, kích Next, sau đó là Finish và file RDP sẽ được tạo.

    Kết luận

    Nếu bạn đã tuân thủ và thực hiện các bước mà chúng tôi đã phác thảo trong loạt bài này, khi đó bạn sẽ thấy được rằng TS RemoteApp Manager gồm có các tùy chọn dành cho việc sử dụng các ứng dụng với Terminal Service Web Access. Về phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm việc của nó trong phần tiếp theo.


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    Hung@infoDate: Thứ 4, 2009-05-27, 11:37 AM | Bài viết # 4
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Làm việc với Terminal Services Remote Applications – Phần 4

    Trong phần 4 này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách truy cập các ứng dụng từ xa trên Internet bằng TS Web Access.

    Giới thiệu

    Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã đề cập rằng hoàn toàn có thể truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Terminal Service Web Access. Và trong phần này, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn về cách làm việc của nó như thế nào. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cài đặt Terminal Service Web Access và cách sử dụng TS Web Access để truy cập ứng dụng từ xa.

    Terminal Service Web Access

    Như những gì chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn trong các phần trước, khi bạn mở TS RemoteApp Manager, bất kỳ trong số các ứng dụng mà bạn đã chỉ định truy cập từ xa sẽ được liệt kê ở phía dưới của màn hình giao diện, như những gì thể hiện trong hình A. Nếu bạn quan sát gần hơn vào hình, chắc hẳn bạn sẽ thấy được rằng việc liệt kê các chương trình RemoteApp một cách rõ ràng như vậy cho bạn biết được ứng dụng nào có thể được truy cập bằng cách sử dụng TS Web Access.


    Hình A: Danh sách RemoteApp Programs cho bạn biết được ứng dụng từ a nào có thể truy cập bằng TS Web Access

    Bạn có thể kiểm soát được ứng dụng có thể được truy cập hay không qua TS Web Access bằng cách kích chuột phải vào ứng dụng từ xa và chọn “Show in TS Web Access” hoặc “Hide in TS Web Access”.

    Có một thứ mà bạn cần phải lưu ý về việc sử dụng các ứng dụng từ xa với TS Web Access là việc kích hoạt một ứng dụng từ xa để có thể sử dụng với TS Web Access không kích hoạt TS Web Access. TS Web Access phải được bạn tự kích hoạt bằng cách cài đặt một dịch vụ role.

    Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách kích hoạt TS Web Access để có thể truy cập vào các ứng dụng từ xa. Trước khi thực hiện, có một vấn đề quan trọng bạn cần biết về việc truy cập các ứng dụng từ xa trên web đó là, khi bạn truy cập một ứng dụng từ xa bằng TS Web Access, ứng dụng không chạy thông qua trình duyệt web mà thay vì đó giao diện web chỉ cung cấp kết nối cho ứng dụng. Giống như một VPN được thiết kế cho nhiệm vụ tạo ứng dụng available từ xa.

    Vậy điều đó có nghĩa gì với bạn? Những gì có nghĩa ở đây là rằng, dù bạn đang truy cập một chương trình ta thông qua Terminal Service Web Access thì máy khác mà bạn đang sử dụng vẫn phải được cài đặt Remote Desktop Client. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ không thể sử dụng Terminal Service Web Access như một cách chạy các ứng dụng trên các máy khách không tương thích (chẳng hạn như Linux hoặc Macintosh) trừ khi các máy tính này có cài đặt Terminal Service tương thích.

    Kích hoạt Terminal Service Web Access

    Việc kích hoạt và triển khai Terminal Service Web Access có nhiều vấn đề cần phải đánh giá lập kế hoạch. Trong triển khai thế giới thực, kế hoạch phạm vi rộng phải được thực hiện để bảo đảm rằng máy chủ web an toàn và nó có khả năng mở rộng cho những nhu cầu của các khách. Với mục đích của chúng ta, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách đơn giản để kích hoạt Terminal Service Web Access, chỉ để bạn có thể biết được cách nó làm việc như thế nào và các chương trình từ xa có thể truy cập qua nó ra sao.

    Để cài đặt Terminal Service Web Access, bạn hãy mở Server Manager, sau đó điều hướng trong cây giao diện điều khiển đến Server Manager <your server> | Roles | Terminal Services. Tiếp đến, kích phải vào mục Terminal Services và chọn Add Role Services. Khi đó Windows sẽ khởi chạy Add Role Service Wizard.

    Chọn hộp kiểm TS Web Access từ danh sách các dịch vụ role có sẵn. Tại đây, Windows sẽ hiển thị một thông báo cho bạn biết rằng một số dịch vụ role bổ sung được yêu cầu. Lý do tại sao điều này xảy ra là vì TS Web Access không phải là một dịch vụ “standalone” (độc lập). Nó phụ thuộc vào Windows Terminal Service và trên Internet Information Services (IIS). Vì vậy, IIS và một số thành phần khác cần phải được cài đặt trước khi bạn có thể sử dụng TS Web Access. Biết điều đó, bạn hãy kích vào nút Add Required Role Service để cài đặt các dịch vụ role cần thiết.

    Kích Next, khi đó Windows sẽ hiển thị màn hình giới thiệu bạn đến với IIS. Kích Next để bỏ qua màn hình chào, khi đó bạn sẽ được đưa đến màn hình hiển thị các dịch vụ role nào sẽ được cài đặt. Chúng ta không cần tạo bất cứ thay đổi nào đối với màn hình này, hãy kích Next để tiếp tục. Lúc này bạn hãy quan sát vào màn hình tóm tắt để bảo đảm rằng các dịch vụ role đúng đã được cài đặt, sau đó kích Next, tiếp đó là Install và Close.

    Nếu đây là một triển khai thực thì chúng ta có thể cần phải kích hoạt thêm sự mã hóa SSL, và sử dụng một số phạm vi bảo mật khác. Tuy nhiên với mục đích của bài, chúng tôi chỉ giới thiệu cho bạn về diện mạo của TS Web Access như thế nào.

    Sử dụng TS Web Access

    Bạn có thể truy cập site TS Web Access bằng cách mở Internet Explorer và điều hướng đến: HTTP://<your server’s name>/ts

    Khi nhập vào URL đã được liệt kê ở trên, bạn có thể thấy một nhắc nhở đăng nhập. Bạn cần phải nhập vào username trong phần domain\username và tiếp đó là password. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bạn không thể đăng nhập trừ khi tài khoản mà bạn đang sử dụng có các đặc quyền cần thiết cho việc thiết lập một session Terminal Service.

    Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được đưa đến màn hình TS Web Access chính, xem trong hình B. Như những gì bạn có thể thấy trong hình B, giao diện web được chia thành ba tab riêng biệt; RemoteApp Programs (được chọn mặc định), Remote Desktop và Configuration. Hai tab Remote Desktop và Configuration nằm ngoài phạm vi của bài viết, tuy nhiên chúng cho phép bạn truy cập vào một Terminal Service session hoàn chỉnh và để cấu hình giao diện theo thứ tự định sẵn.


    Hình B: Bạn có thể truy cập ứng dụng từ xa thông qua giao diện web

    Như đã đề cập ở trên, giao diện web chỉ cung cấp sự kết nối đến các ứng dụng từ xa, các ứng dụng không thực sự chạy trên trình duyệt web. Nếu kích đúp vào ứng dụng từ xa, bạn sẽ thấy một màn hình tương tự như màn hình thể hiện trong hình C, yêu cầu bạn kiểu tài nguyên nào mà bạn muốn cho phép được redirect.


    Hình C: Bạn phải xác nhận rằng mình muốn cho phép máy tính từ xa truy cập
    vào tài nguyên nội bộ

    Kích nút Connect, khi đó ứng dụng từ xa sẽ khởi chạy. Khi diễn ra điều này, bạn có thể sẽ được nhắc nhở nhập vào các chứng chỉ cần thiết lần nữa (phụ thuộc vào cách máy chủ của bạn được cấu hình như thế nào). Bạn cũng sẽ thấy Remote Desktop Client được khởi chạy. Khi quá trình hoàn tất, ứng dụng từ xa sẽ cung cấp cho bạn một ảo giác như thể đang chạy cục bộ. Ứng dụng không bị hạn chế bởi trình duyệt web. Trong thực tế, bạn có thể đóng Internet Explorer mà ứng dụng vẫn có thể tiếp tục chạy.

    Kết luận

    Như những gì bạn thấy, hoàn toàn dễ dàng cho việc chạy ứng dụng từ xa thông qua Internet Explorer. Trong phần 5 của loạt bài này, chúng tôi sẽ kết thúc loạt bài này bằng cách giới thiệu cách triển khai các ứng dụng từ xa cho các máy khách thông qua các thiết lập chính sách nhóm (Group Policy).

    (MSterminalservices)


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:


      Copyright Cộng đồng tin học © 2025