Dù bạn đã là một người dày dạn kinh nghiệm về
kỹ thuật hay chỉ là người mới vào nghề thì 15 điều dưới đây đều rất cần
thiết đối với bạn và là những thứ nên biết.
1. Không kích đúp mọi thứ.
Việc kích đúp là cách bạn thường dùng để mở các mục trong Windows. Tuy
nhiên nó không phải là cách sử dụng để mở các liên kết trong trình duyệt
web, kích nhiều nút trong các hộp thoại hoặc thực hiện một thứ gì đó –
việc kích đúp theo phản xạ, có thể khiến bạn vô tình băng qua một thứ gì
đó quan trọng hoặc đệ trình một form nào đó hai lần.
2. Sử dụng dấu gạch chéo và ngạch chéo ngược trong các tình huống thích hợp. Để
đơn giản hơn: / là dấu gạch chéo còn \ là dấu gạch chéo ngược. Các dấu
ngạch chéo ngược thường được sử dụng cho các đường dẫn file của Windows
(C:\Program Files\...) còn các dấu gạch chéo được sử dụng cho các địa
chỉ Internet.
3. Ghi lại các thông báo lỗi. Khi
máy tính của bạn bị đổ vỡ, nó sẽ thường cố gắng thông báo cho bạn tại
sao nó lại bị như vậy – mặc dù thông báo hiển thị thường là một chuỗi số
hoặc ký tự mà bạn không hiểu. Hãy ghi thông báo đó ra chỗ nào đó (hoặc
chụp ảnh màn hình nếu có thể) sau đó bạn có thể tìm kiếm thông báo lỗi
đó trên Google hay chuyển nó đến nhóm hỗ trợ kỹ thuật của mình. Nếu máy
tính không cung cấp thông báo lỗi, bạn có thể vào Action Center (trong
Control Panel) và xem có thông báo lỗi nào nằm trong 'View archived
messages' hoặc 'View problems to report' hay không.
4. Khôi phục các file đã xóa. Khi
bạn xóa một file nào đó khỏi máy tính hoặc thẻ nhớ, bạn không hoàn toàn
xóa chúng khỏi ổ cứng mà thay vào đó bạn chỉ đơn giản tháo gỡ (remove)
các thông tin đánh chỉ số để thông báo cho máy tính biết file đó nằm ở
đâu, lúc này máy tính sẽ không xử lý phần đĩa có chứa file đó và phần
đĩa này sẽ giống như một không gian trống, do đó nó có thể ghi một thứ
gì đó lên. Nếu bạn vô tình xóa đi một dữ liệu quan trọng nào, hãy sử
dụng các tiện ích khôi phục giống như Recuva chẳng hạn, các tiện ích như
vậy có thể giúp bạn tìm ra các file này miễn là bạn chưa ghi đè các
file khác lên.
Không để dữ liệu cá nhân của bạn trên ổ cứng máy tính cũ. Sử dụng Darik's Boot and Nuke để xóa chúng một cách hoàn toàn.
5. Wipe toàn bộ ổ cứng của bạn trước khi vứt bỏ nó. Do
máy tính không ngay lập tức tống khứ các file mà bạn xóa, do đó bạn
không thể chỉ format lại ổ cứng của mình trước khi tái sử dụng hoặc bán
đi máy tính cũ của mình và nghĩ rằng nó đã an toàn – ai đó hoàn toàn có
thể sử dụng ứng dụng khôi phục dữ liệu để lấy lại các dữ liệu nhạy cảm
của bạn.
Bạn có muốn có một toolbar vô giá trị trên trình
duyệt của bạn? Không? Hãy hủy hộp chọn cho tùy chọn đó trước khi cài đặt
các nâng cấp.
6. Hủy chọn các hộp chọn trước khi cài đặt. Có
rất nhiều ứng dụng hữu dụng cung cấp cho bạn tùy chọn cài đặt các công
cụ tìm kiếm và các add-on khác, một số trong chúng quá đề cao sự hữu
dụng của mình đến nỗi các bộ cài đặt của chúng được cấu hình để cài đặt
thêm một số thành phần khác trừ khi bạn tích vào hộp kiểm nói rằng không
muốn chúng. Không chỉ có mỗi add-on, thứ máy tính cần phải load, mà bạn
còn không thể biết được kiểu dữ liệu gì nó có thể được gửi ra. Các
thành phần này đi kèm với ứng dụng vì một lý do nào đó chúng mang lại
lợi ích cho các nhà phát triển ứng dụng chứ không phải vì mục đích hữu
dụng của nó. Vì vậy chúng ta cần phải quan sát kỹ hơn về những gì mình
sẽ cài đặt trước khi kích nút Install – khi đó bộ cài đặt sẽ không thay
đổi cỗ máy tìm kiếm của bạn hoặc cài đặt các ứng dụng mà bạn không cần.
7. Cần biết rằng có virus sống trong các tài liệu Office.
Những người dùng Microsoft Office có kinh nghiệm có thể lợi dụng sự hỗ
trợ Visual Basic cho các ứng dụng để tự động hóa một số nhiệm vụ phức
tạp qua các macro. Mặc dù vậy, những kẻ tạo ra mã độc có thể sử dụng các
công cụ này để tạo ra virus nhằm cản trở công việc của bạn và đồng
nghiệp. Mặc định, Office được thiết lập ở chế độ vô hiệu hóa tất cả các
macro và sẽ thông báo cho bạn khi một tài liệu bạn đang đọc có chứa
chúng (kích hoạt thiết lập này, trong Word, chọn Word Options, Trust Center, Trust Center Settings, Macro Settings), vì vậy bạn sẽ được an toàn về khía cạnh này.
Không chi phí tốn kém vào phần mềm disk-cleaning
không rõ nguồn gốc. Tiện ích Disk Cleanup của Windows có tất cả sức mạnh
cần thiết cho hầu hết người dùng.
8. Không tin các ứng dụng cleaning. Các
ứng dụng tung ra các tuyên bố mơ hồ về việc cải thiện hiệu suất máy
tính cũng như làm sạch các thứ lộn xộn (như Registry cleaner mà tôi đang
nói đến) sẽ có hại nhiều hơn là tốt. Để clean up hệ thống, bạn chỉ cần
chạy Disk Cleanup (để triệu gọi chương trình, hãy chọn Start Menu, All programs, Accessories, System Tools); đây là tiện ích đi kèm với mọi cài đặt Windows và nó sẽ không làm lộn xộn máy tính của bạn.
9. Hủy bỏ cài đặt các ứng dụng cũ.
Nếu thường xuyên download và cài dặt các ứng dụng mới từ Internet, bạn
nên có một thói quen "tỉa cây” cho bộ sưu tập các ứng dụng cài đặt của
mình. Để thực hiện điều này, hãy mở Programs and Features control panel, tìm trong danh sách các ứng dụng đã cài đặt và Uninstall
các chương trình nào đó mà bạn không còn muốn sử dụng chúng nữa. Bạn có
thể cần phải truy cập vào thư mục C:/Program Files/ để trục xuất một số
ứng dụng không được sử dụng khác. Càng ít thứ linh tinh cài đặt trên
máy tính, máy tính của bạn sẽ càng hoạt động tốt hơn.
10. Đừng để đổ nước làm hỏng laptop. Bị
đổ nước vào máy tính là một vấn đề hết sức nguy hiểm, tuy nhiên bạn có
thể tránh tình trạng mất dữ liệu và cháy bo mạch chủ bằng cách rút dây
nguồn và tháo pin ra ngay tức khắc – không đợi cho đến khi Windows tắt
nguồn. Tiếp đến, rút cứ thứ gì có kết nối với máy tính (cáp mạng, thiết
bị USB) và tháo bất cứ thành phần nào có thể tháo rời chẳng hạn như ổ
đĩa quang học. Nghiêng máy tính để chất lỏng chảy ra theo hướng nó đổ
vào máy tính của bạn, tuy nhiên cần phải thực hiện hết sức cẩn thận. Nếu
bạn thấy chất lỏng trên bề mặt của laptop, hãy lau khô nó bằng một
chiếc khăn. Đến lúc này, trừ khi bạn có khả năng tháo máy tính và làm
sạch nó bằng các bộ làm sạch linh kiện điện tử, bằng không hãy mang nó
đến để có sự trợ giúp từ người có chuyên môn hơn.
11. Giảm sự giám sát của UAC.
Cả Windows 7 và Windows Vista đều có chức năng bảo mật mang tên User
Account Control, màn hình sẽ tối xầm và xuất hiện một hộp thoại bất cứ
khi nào bạn cài đặt một ứng dụng hoặc thay đổi các thiết lập hệ thống
của mình. Việc sắp xếp này có thể hữu dụng cho việc bắt các ứng dụng có ý
định cài đặt vụng trộm hoặc thay đổi các thiết lập mà bạn không hề hay
biết, tuy nhiên nó cũng gây ra sự bực mình. Nếu sử dụng Vista, bạn có
thể sử dụng tiện ích mang tên TweakUAC để làm giảm sự bực mình mà không
phải tắt bỏ tính năng UAC một cách hoàn toàn. Nếu sử dụng Windows 7, các
thiết lập mặc định không quá tồi, tuy nhiên bạn có thể vào User
Accounts control panel, kích User Account Control settings và thay đổi thiết lập ở nấc thứ ba, ở nấc này UAC sẽ vẫn cảnh báo bạn nhưng nó sẽ không làm tối màn hình hiển thị.
12. Không làm việc trong tài khoản quản trị của mình.
Nhiều người dùng máy tính quen thực hiện các công việc hàng ngày của họ
khi đăng nhập vào tài khoản quản trị máy tính của mình – đặc biệt trong
Windows XP. Thói quen này có thể giúp bạn tiết kiệm được việc đăng nhập
và đăng xuất khi muốn cài đặt hoặc thay đổi một số ứng dụng, tuy nhiên
nó sẽ để lại cho bạn nhiều lỗ hổng đối với virus và malware – chính vì
vậy tốt nhất là bạn không nên thực hiện như vậy.
Control Panel sẽ giúp bạn dễ dàng điều hướng hơn khi có thể quan sát tất cả các biểu tượng qua cái nhìn thoáng qua.
13. Đặt Control Panel trong chế độ Icon View. Khung
nhìn Categories của Control Panel sẽ trở nên hữu dụng hơn nếu bạn không
muốn có nhiều tùy chọn hiện hữu khác, tuy nhiên nó cũng khiến bạn khó
khăn hơn trong việc tìm kiếm thứ gì đó (đặc biệt nếu bạn làm theo các
hướng dẫn chi tiết chỉ dẫn control panel theo tên). Kích Classic view bên trái (trong Vista) hoặc chọn Large Icons từ menu sổ xuống View by phía trên bên phải (trong Windows 7), khi đó bạn đã sẵn sàng truy cập vào tất cả mọi thứ bên trong control panel.
Hạn chế sự lộn xộn trong khay hệ thống bằng cách bóc bớt danh sách các biểu tượng
xuất hiện nó.
14. Xắp xếp ngăn nắp khay hệ thống.
Một số ứng dụng sau khi cài đặt thường tìm một chỗ để định vị bản thân
nó trong khay hệ thống (hàng các biểu tượng phía bên phải thanh taskbar
của bạn) và luôn mở mà không cần biết bạn có thực sự cần nó hay không.
Hãy bỏ một chút thời gian để dọn dẹp khay hệ thống của bạn đôi chút. Mở Notification Area Icons control panel, tích vào hộp chọn bên dưới nói rằng Always show all icons and notifications on the taskbar
để biết được các biểu tượng nào được chứa trong khay hệ thống; sau đó
kích phải vào bất cứ biểu tượng nào mà bạn không cần đến nó nữa và chọn Close. Hành động này sẽ làm giải phóng khá nhiều RAM cho bạn.
15. Quản lý các thiết lập về nguồn.
Nếu đang sử dụng laptop, chắc chắn bạn sẽ muốn biết cách thay đổi các
thiết lập nguồn để máy tính sẽ không lãng phí pin khi bạn cần bảo tồn
nó, không làm chậm khi bạn cần đi nhanh, không chuyển sang chế độ ngủ
tại ở thời điểm không thích hợp. Hãy mở Power Options control
panel, chọn các thiết lập đã được cung cấp sẵn cho những thời điểm cắm
nguồn và thời điểm di động – hay bạn có thể tự tạo cho riêng mình một
thiết lập nào đó. Để truy cập vào các thiết lập nâng cao, kích Change plan settings, Change advanced settings; ở đây bạn sẽ thấy các tùy chọn chi tiết có liên quan với pin, sóng Wi-Fi, card đồ họa và…
(Theo Pcworld)
|