Trang chủĐăng kýĐăng nhập Cộng đồng tin học
Chủ nhật, 2024-12-22, 0:53 AM
Khung đăng nhập

Khung tán gẫu
Xóm 'bà Tám'

http://congdongtinhoc.net
CHUYÊN TRANG GAME ONLINE GIẢI TRÍ//lehung-system.ucoz.net/stuff/

Thống kê diễn đàn
Bài viết mới nhất Trang chủ cập nhật Top 10 thành viên tích cực 10 Thành viên mới nhất
  • Quạt Hướng Trục
  • vào ucoz.com thiết kế web không hiểu sao...
  • Sothink DHTMLMenu 9.2 Build 90326
  • cho em quảng cáo cái
  • BIDV triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho v...
  • Phượng Đã Nở Ngoài Hiên
  • Ngựa Ô Thương Nhớ
  • Những mẩu chuyện vui
  • 1001 cách biến "sim rác" thành...
  • Windows XP Media Center Edition 2008 - S...
  • Hướng dẫn chỉnh sửa dữ liệu trong form m...
  • 15 điều người dùng máy tính nên biết
  • Choáng vì "sâu" mới phát tán qua email
  • Giấu bớt những thành phần Control Panel ...
  • Thảo luận về IFrame Injection Attacks
  • Miễn phí bản quyền Ashampoo Anti-Malware...
  • Trải nghiệm với Camtasia Studio 7
  • 10 kỹ năng IT ‘hot’ của năm 2011
  • Intel công bố bộ vi xử lý Hệ thống trên ...
  • Kho phần mềm dành cho Android
  • Hung@info
  • thangbom
  • Hung@webmater
  • hebeo
  • giodaingan
  • david15
  • whitecat
  • luutruthongtin
  • systemfan_12
  • sha66b5cates0428
  • amir2x4
  • taiwindows075
  • kholuutru
  • shahmeerolivedigital9
  • ysg06363100
  • hetoxe6474
  • rootanalysisusa
  • memory_gift
  • systemfan_12
  • quatcongnghiep_saigon


  • [ Tổng hợp bài mới · Tổng số thành viên · Nội qui chung · Tìm kiếm bài viết · RSS ]
    • Page 1 of 1
    • 1
    PHP Basics - Your beginning with php
    Hung@infoDate: Thứ 6, 2009-05-08, 10:52 PM | Bài viết # 1
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Hướng dẫn Cài đặt

    Link tải:
    - Apache HTTP server: Download - The Apache HTTP Server Project <== chọn Win32 Binary (MSI Installer).
    - PHP: PHP: Downloads <== chọn Windows Binaries, gói zip package.
    - MySQL: MySQL AB :: MySQL Downloads <== chọn MySQL Community Server, chọn bản Without installer (unzip in C:\).

    Cài đặt

    Trước khi cài đặt, các bạn cũng phải chú ý một số điều như ở bài trên.

    1. Apache

    Cài đặt Apache với các lựa chọn mặc định (cứ thoải mái nhấn Next, trừ khi bạn muốn có 1 vài rắc rối Grin). Trong mục network domain, server name và emai, có thể khai gì cũng được (nếu cần có thể chỉnh lại sau). Sau khi cài đặt xong, Apache sẽ chạy dưới dạng 1 service của Windows và nó được thiết lập mặc định khởi động cùng Windows. 1 chương trình nhỏ có tên Apache Service Monitor cũng được tự động chạy dưới khay hệ thống để có thể mở hoặc tắt Apache thuận tiện. Để kiểm tra, hãy vào trình duyệt và gõ vào khung address: cPanel. Dòng url này sẽ gọi file index.html nằm trong thư mục htdocs trong thư mục cài đặt Apache, đây là thư mục gốc mặc định của Apache, website của bạn sẽ dc chứa tại đây. Nhấn Enter và dòng chữ "It works!!!" to tướng hiện ra.

    Chú ý: Với Windows SP2, Apache có thể bị block. Cách giải quyết: Unblock Grin

    Sau khi chạy thành công, có lẽ bạn sẽ muốn cấu hình lại Apache cho phù hợp hơn. Dùng Notepad mở file httpd.conf nằm trong thư mục conf trong thư mục cài đặt Apache (hoặc vào Start menu để mở) và tiến hành chỉnh sửa:

    - Để chứa website của mình trong thư mục khác thuận tiện hơn thư mục mặc định htdocs của Apache, VD: C:\www, chỉnh lại như sau:

    Code
    DocumentRoot "C:/www/"    
    <Directory />
           Options FollowSymLinks
           AllowOverride None
           Order deny,allow
           Deny from all
           Satisfy all
    </Directory>
    <Directory "C:/www/">

    - Để thiết lập danh sách các file Apache sẽ tự động cung cấp (VD: index.html, index.htm, index.php) khi 1 thư mục được yêu cầu, chỉnh lại như sau:

    Code
    <IfModule dir_module>
           DirectoryIndex index.html index.htm index.php
    </IfModule>

    Như vậy, để truy cập đến file index.html trong thư mục C:\www, bạn ko cần phải gõ: cPanel� nữa mà chỉ cần gõ cPanel�. Apache dò tìm các file theo thứ tự từ trái sang phải trong danh sách file mà bạn khai báo.

    Chú ý: sau mỗi lần chỉnh sửa file httpd.conf, bạn phải restart lại Apache (dùng Apache Service Monitor) để cập nhật các thay đổi.

    2. PHP

    2.1 Cài đặt và cấu hình:

    Giải nén ra 1 thư mục nào đó, VD: C:\php. Cần quan tâm đến 2 file sau:

    - phpXapacheY.dll: đây là module mà Apache cần nạp để nó có thể hoạt động với PHP. X, Y lần lượt là số hiệu phiên bản của PHP và Apache, VD: php5apache2.dll. Bạn phải biết phiên bản Apache và PHP mình đang dùng để lựa chọn cho đúng. VD: nếu bạn có PHP 5.2.0 và Apache 2.2.3, thì ko thể dùng php5apache2.dll được mà phải dùng php5apache2_2.dll (module kết nối PHP5 với Apache 2.2.x). Bạn hãy vào trang chủ của PHP để biết các chú ý từ nhà sx. Để nạp module này (VD: php5apache2_2.dll) vào Apache, hãy mở httpd.conf và thêm vào cuối phần LoadModule các dòng như sau:

    Code
    LoadModule php5_module "C:/php/php5apache2_2.dll"
    AddType application/x-httpd-php .php
    PHPIniDir "C:/php"

    Dòng cuối cùng là đường dẫn đến file cấu hình của PHP: php.ini.

    - php.ini: đây là file cấu hình của PHP. Vào thư mục cài đặt PHP, chọn 1 trong 2 file php.ini-recommended hoặc php.ini-dist để sửa thành php.ini. Theo khuyến cáo của nhà cung cấp, hãy chọn php.ini-recommended.

    2.2 Kiểm tra:

    Restart Apache. Nếu Apache không thể khởi động, xem lại bước 1. Nếu thành công, dùng Notepad tạo 1 file phpinfo.php với nội dung như sau:

    Code
    <?php
    phpinfo();
    ?>

    Copy file này vào thư mục chứa website (C:\www), rồi mở nó bằng trình duyệt (http://localhost/phpinfo.php ) bạn sẽ nhận dc 1 bảng chỉ rõ cấu hình của Apache và PHP cài đặt trong máy tính.

    3. MySQL

    3.1 Cài đặt và kiểm tra

    - Giải nén ra 1 thư mục nào đó, VD: C:\MySQL. Trong thư mục cài đặt, chọn file ini phù hợp với mức độ CSDL của mình (VD: my-small.ini) rồi đổi tên thành my.ini và copy vào thư mục C:\Windows.

    - Mặc định, dữ liệu của bạn sẽ được chứa trong C:\MySQL\data, nên chuyển nó ra nơi khác (VD: C:\mydata) đề phòng trường hợp nâng cấp MySQL sẽ làm mất dữ liệu. Mở my.ini, xoá dấu comment # tại dòng dưới đây và chỉnh lại như sau:

    Code
    #innodb_data_home_dir = C:/mydata/

    - Vào Start - Run, gõ cmd, cửa sổ Command Prompt thứ 1 hiện ra, gõ "C:\mysql\bin\mysqld" --console, MySQL server sẽ khởi động. Chữ console là để bắt MySQL server hiển thị quá trình xử lý trên cửa sổ này, nó sẽ có dạng như sau:

    Nhưng để có thể giao tiếp được với CSDL này, bạn phải có 1 giao diện để tương tác với nó, gọi là MySQL client, có thể là giao diện đồ hoạ (phpMyAdmin) hoặc giao diện dòng lệnh - console. MySQL cung cấp sẵn cho bạn 1 MySQL client dạng console là mysql.exe trong C:\MySQL\bin. Để sử dụng nó, bạn tiếp tục mở 1 cửa sổ cmd thứ 2, gõ vào "C:\mysql\bin\mysql" -u root, nó sẽ trông giống thế này:

    u là viết tắt của user, root là username. MySQL mặc định tạo user là root với quyền cao nhất và chưa đặt password. Bạn nên đặt password tại đây chứ không nên đặt tại file my.ini vì nó sẽ không được mã hoá. Vì chúng ta dùng localhost để thử nghiệm website nên không cần thiết phải đặt password.

    Để tắt MySQL server, gõ exit tại dấu nhắc mysql>, cửa sổ cmd thứ 2 sẽ trả về thư mục gốc, tiếp tục gõ "C:\mysql\bin\mysqladmin" -u root shutdown. Cửa sổ cmd thứ 1 sẽ hiển thị quá trình tắt:

    Khi làm việc trên hệ console này, hầu như chúng ta chỉ sử dụng 2 thao tác bật và tắt MySQL server, các thao tác khác sẽ được thực hiện thông qua mã lệnh trong các trang .php. Vì vậy, để thuận tiện, bạn nên tạo 2 file .bat (dạng text):

    * File thứ 1 đặt tên là MyStart.bat có nội dung: "C:\mysql\bin\mysqld" --console.

    * File thứ 2 đặt tên là MyStop.bat có nội dung: "C:\mysql\bin\mysqladmin" -u root shutdown.

    Khi cần bật tắt MySQL server chỉ cần chạy 2 file này là được.

    3.2 Kết nối MySQL với PHP:

    - Bạn cần 2 file: libmysql.dll và php_mysql.dll (hoặc php_mysqli.dll). Các file này đều được PHP cung cấp, tuy nhiên bạn sẽ gặp trục trặc khi sử dụng chúng. Thay vào đó hãy sử dụng các file do MySQL cung cấp. php_mysql.dll (hoặc php_mysqli.dll) được gọi là connector - bộ kết nối. Thường thì mỗi phiên bản của MySQL sẽ có 1 connector cho riêng 1 phiên bản của PHP. Connector cho MySQL mới nhất và PHP mới nhất có thể download từ MySQL AB :: Download Connector/PHP , các phiên bản cũ hơn download từ các link dưới đây (thay x.y.z, a.b.c lần lượt bởi số hiệu phiên bản của PHP và MySQL cần dùng):

    Download php_mysql.dll: MySQL AB :: Select a Mirror

    Download php_mysqli.dll: MySQL AB :: Select a Mirror

    php_mysqli.dll là connector cải tiến của php_mysql.dll. Bạn nên download cả 2 về, nhưng mỗi lần chỉ nên dùng 1 trong 2 cái.

    - Sau khi download về và giải nén, hãy copy libmysql.dll vào C:\windows\system32, copy đè php_mysql.dll và php_mysqli.dll vào C:\php\ext.

    - Dùng Notepad mở php.ini:

    * Xoá dấu comment ";" tại 2 dòng dưới đây để PHP có thể load 2 extension mysql và mysqli. Tuy nhiên chỉ nên dùng 1 trong 2 extension, dùng cái nào thì xoá dấu ";" tại cái đó:

    Code
    ;extension=php_mysql.dll
    ;extension=php_mysqli.dll

    * Khai báo đường dẫn đến thư mục chứa extension của PHP:

    Code
    extension_dir = "C:\php\ext"

    - Kiểm tra: restart Apache, bật MySQL server, dùng trình duyệt mở file phpinfo.php đã tạo ở mục 2.2 (http://localhost/phpinfo.php). Trong bảng cấu hình của Apache và PHP giờ có thêm mục MySQL (hoặc MySQLi). Vậy là kết nối đã thành công.

    (From: phpvn.org)


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    Hung@infoDate: Thứ 6, 2009-05-08, 11:02 PM | Bài viết # 2
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Chương trình php đầu tiên
    -----------------------------------
    Bắt đầu với Hello, world
    I. Khởi đầu

    Nếu các bạn đã từng học lập trình, chắc các bạn cũng biết được "Hello, world" là cái gì, còn nếu bạn nào chưa biết, thì tôi sẽ giải thích ngay đây:

    "Hello, world" là một chương trình dành cho những người mới bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình nào đó. Chương trình này đơn giản chỉ viết duy nhất một dòng chữ "Hello, world" ra màn hình. Các bạn có thể bỏ qua nó nếu đã biết từ trước, còn nếu bạn nào chưa học, thì chúng ta bắt tay vào viết chương trình này bằng PHP nhé.

    Hãy mở NotePad ra, gõ vào nội dung sau:

    PHP Code:

    Code
    <HTML>
    <BODY>
         <?php
            echo ("hello, world");
         ?>
    </BODY>
    </HTML>

    OK, Save lại với cái tên test.php. Copy nó vào thư mục gốc (Root Directory) mặc định của Web server. Khởi động Web server Apache lên (nó sẽ hiển thị một cửa sổ đen ngòm, bạn cứ để đó, đừng tắt nó đi, vì nếu tắt đi thì tức là bạn đã tắt chương trình Web server Apache đi rồi đấy).

    Bây giờ mở trình duyệt ra, tại ô địa chỉ, gõ nội dung sau: "http://127.0.0.1/test.php" (nhớ bỏ hai dấu ngoặc kép đi nhé)

    Nó sẽ hiển thị ra cửa sổ trình duyệt với duy nhất dòng chữ hello, world

    Chắc bạn thất vọng lắm hả? Vâng, nó chỉ có mỗi dòng chữ "hello, world" trên màn hình trình duyệt, mà bạn có thể làm nó đơn giản hơn rất nhiều, chẳng cần đến cái PHP kia. OK. Đừng thất vọng vội.

    Chương trình này hoạt động như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ trình duyệt (Web Client) và máy chủ cung cấp dịch vụ Web (Web server ) đã nhé:

    Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó

    Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình Web server.

    Bước 3: Web server phân tích chuỗi yêu cầu nhận được, kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết động ISAPI, hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML. Sau đó, Web server mới trả kết quả lấy được cho trình duyệt.

    Như vậy, chương trình của bạn phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không như các trang web tĩnh, trang web động cho phép bạn có sự tương tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này, bạn có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động khác...

    OK. Bây giờ chắc bạn đã có được chút ít kiến thức với các hệ thống điều khiển Web Client - Server rồi. Đến lượt chúng ta bắt đầu phân tích chương trình đầu tiên kia.

    II. Phân tích chương trình

    Quay trở về đoạn mã trên:

    PHP Code:

    Code
    <HTML>
    <BODY>
         <?php
            echo ("hello, world");
         ?>
    </BODY>
    </HTML>

    Điều đầu tiên các bạn cần phải biết, đó là các đoạn mã thực thi PHP luôn luôn được đặt trong thẻ <?php .... ?>. Chương trình xử lý phía máy chủ sẽ chỉ thực thi các đoạn mã nằm trong thẻ này. Tất cả các đoạn mã khác nằm ngoài thẻ trên đều không được xử lý trực tiếp trên server mà được đưa về trình duyệt.

    PHP Code:

    Code
    <?php
    // Đoạn mã PHP đặt ở đây
    ?>

    Điều thứ 2 bạn cần biết là chương trình của bạn phải được đặt trong các file *.php. Nếu bạn đặt nó vào file khác, thì đừng mong nó chạy nhé, vì nguyên tắc của chương trình Web server là chỉ triệu gọi các chương trình xử lý tương ứng với các file có đuôi xác định trước.

    Điều thứ 3 bạn cần biết là trong file *.php của bạn, ngoài các đoạn script PHP, bạn có thể đặt bất kỳ cái gì theo khuôn dạng HTML, kể cả các đoạn JavaScript chạy trên máy khách. Tức là ngoại trừ các đoạn script PHP ra thì nó không khác gì một file HTML thông thường

    Điều thứ 4 các bạn cần biết, là chúng ta có thể đặt nhiều đoạn mã xử lý PHP khác nhau trong cùng một file PHP. Các đoạn mã PHP này sẽ được thực thi lần lượt từ đầu file xuống dưới. Hãy xem ví dụ sau:

    PHP Code:

    Code
    <HTML>
    <BODY>
         <?php
         echo ("hello, world");
         ?>
         <BR>
         Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi
         <?php
         echo ("<p align=right> CMXQ </p>")
         ?>
    </BODY>
    </HTML>

    Khởi đầu, chương trình xử lý phía Web server sẽ phân tích file PHP này, trả về đoạn mã

    <HTML>
    <BODY>

    Tiếp theo, khi thấy đoạn mã thứ nhất, nó sẽ thực thi và trả về dòng "hello, world" (Dòng này do hàm echo() của PHP thực hiện). Sau đó, nó tiếp tục trả về các dòng

    <BR>
    Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi

    Đến khi gặp đoạn PHP thứ 2, nó sẽ thực thực thi đoạn mã thứ 2 này (gọi hàm echo()) và trả về kết quả:

    Code
    "<p align=right> CMXQ </p>"

    Hết đoạn mã thứ 2. Nó sẽ gửi tiếp phần còn lại của file về cho Web server. Sau đó, Web server chính thức trả toàn bộ kết quả về cho trình duyệt.

    Điều quan trọng cuối cùng: Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấu chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp (các bạn sẽ được biết sau này)

    Bây giờ tôi xin giải thích cách sử dụng hàm duy nhất trong bài này: echo()

    Hàm echo được sử dụng để trả về nội dung của các biến, hằng, chuỗi... cho trình duyệt. Ở ví dụ trên, hàm echo trả về chuỗi "hello, world" và chuỗi "<p align=right> Le Nguyen Sinh </p>". Các thẻ HTML trong chuỗi sẽ được giữ nguyên khi nó được đưa về trình duyệt, và nó sẽ được xử lý như các thẻ HTML khác.

    III. Một số lưu ý

    Dấu chú thích:

    Các đoạn chú thích rất hữu dụng trong các chương trình của bạn (chẳng hạn muốn chú thích câu lệnh này làm gì, đoạn chương trình này làm gì...). Khi phân tích mã PHP, các đoạn chú thích sẽ bị bỏ qua, nhưng một lập trình viên thì không bao giờ bỏ qua chúng

    Chúng ta có thể sử dụng một số dấu chú thích sau trong PHP:

    // dòng văn bản chú thích (chỉ áp dụng trên một dòng)
    /* Đoạn văn bản chú thích */ (nằm trong cặp /* và */

    Lưu ý rằng các dấu chú thích này chỉ có hiệu lực trong các đoạn mã nhúng PHP thôi đấy nhé

    Ví dụ

    PHP Code:

    Code
    <?php
         echo("Tôi là một oan hồn vô danh"); // Hiển thị lời giới thiệu lên màn hình

         echo (" Sơ yếu lý lịch");
         /* Hiển thị bản sơ yếu lý lịch
         Copyright © by CMXQ
         */
         echo ("Tên đầy đủ: ******X");
         echo ("Ngày sinh: ***X");
    ?>

    Ký tự giải phóng

    Hãy chú ý đến dòng chữ sau:
    My name's "CMXQ"

    Để in nó ra màn hình, chắc các bạn sẽ làm như sau:

    PHP Code:

    Code
    <?php
         echo("My name's ""CMXQ"");
         ?>

    Rất tiếc là bạn đã nhầm. PHP có quy định một số ký tự đặc biệt (Dấu ngoặc kép (") là một trong các ký tự đó). Một vài phiên bản của web server khi gặp lỗi này đã không thực hiện nữa, và thông báo lỗi đến người dùng. Còn trong một vài phiên bản khác, nó sẽ tự động chèn một dấu sượt chéo (/) trước ký tự gây lỗi này. Một dấu gạch chéo (\) trước ký tự gây lỗi khiến cho nó được đối xử như là một ký tự thông thường, không phải là ký tự đặc biệt. Ký tự này (\) được gọi là ký tự giải phóng (Escaping character).

    Đoạn mã đúng như sau:

    PHP Code:

    Code
    <?php
         echo ("My name's: \"CMXQ\"");
         ?>

    Dưới đây là một số các ký tự đặc biệt mà có thể được chỉ rõ với ký tự giải phóng gạch chéo

    Ký tự nối tiếp Nghĩa
    \' Dấu móc lửng (')
    \" Dấu móc kép (")
    \\ Dấu gạch chéo (\)
    \$ Dấu $
    \n Ký tự tạo dòng mới
    \r Ký tự về đầu dòng
    \t Ký tự Tab

    Hãy xem ví dụ dưới đây (yêu cầu bạn tự tìm hiểu và phân tích mã nguồn)

    PHP Code:

    Code
    <?php
         $name="Tiến Tùng";
         echo("Giá trị của biến \$name là $name);
         ?>

    OK. Đến bây giờ, bạn đã biết một chút về PHP rồi đấy. Hãy viết vài chương trình PHP, sử dụng hàm echo đi đã nhé . Nhớ chú ý cách thức xử lý các kết quả trả về. Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau.
    Chúc các bạn thành công.
    ---------------------------------
    From: phpvn.org


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:


      Copyright Cộng đồng tin học © 2024