Trang chủĐăng kýĐăng nhập Cộng đồng tin học
Thứ 6, 2024-04-19, 3:06 PM
Khung đăng nhập

Khung tán gẫu
Xóm 'bà Tám'

http://congdongtinhoc.net
CHUYÊN TRANG GAME ONLINE GIẢI TRÍ//lehung-system.ucoz.net/stuff/

Thống kê diễn đàn
Bài viết mới nhất Trang chủ cập nhật Top 10 thành viên tích cực 10 Thành viên mới nhất
  • Quạt Hướng Trục
  • vào ucoz.com thiết kế web không hiểu sao...
  • Sothink DHTMLMenu 9.2 Build 90326
  • cho em quảng cáo cái
  • BIDV triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho v...
  • Phượng Đã Nở Ngoài Hiên
  • Ngựa Ô Thương Nhớ
  • Những mẩu chuyện vui
  • 1001 cách biến "sim rác" thành...
  • Windows XP Media Center Edition 2008 - S...
  • Hướng dẫn chỉnh sửa dữ liệu trong form m...
  • 15 điều người dùng máy tính nên biết
  • Choáng vì "sâu" mới phát tán qua email
  • Giấu bớt những thành phần Control Panel ...
  • Thảo luận về IFrame Injection Attacks
  • Miễn phí bản quyền Ashampoo Anti-Malware...
  • Trải nghiệm với Camtasia Studio 7
  • 10 kỹ năng IT ‘hot’ của năm 2011
  • Intel công bố bộ vi xử lý Hệ thống trên ...
  • Kho phần mềm dành cho Android
  • Hung@info
  • thangbom
  • Hung@webmater
  • hebeo
  • giodaingan
  • david15
  • whitecat
  • luutruthongtin
  • systemfan_12
  • sha66b5cates0428
  • amir2x4
  • taiwindows075
  • kholuutru
  • shahmeerolivedigital9
  • ysg06363100
  • hetoxe6474
  • rootanalysisusa
  • memory_gift
  • systemfan_12
  • quatcongnghiep_saigon


  • [ Tổng hợp bài mới · Tổng số thành viên · Nội qui chung · Tìm kiếm bài viết · RSS ]
    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn » Phần cứng » Desktop PC - Máy để bàn » Tìm hiểu Chip - Chipset - BIOS – CMOS
    Tìm hiểu Chip - Chipset - BIOS – CMOS
    Hung@infoDate: Thứ 5, 2009-04-30, 1:39 PM | Bài viết # 1
    Trung úy
    Nhóm: Quản trị viên
    Bài viết: 994
    Uy tín: 10
    Hiện tại: Offline
    Khi lựa chọn Mainboard, ngoài việc quan tâm đến nhãn hiệu, người ta thường quan tâm đến bộ chipset điều khiển hoạt mainboard. Bộ chipset tốt sẽ bảo đảm tốc độ kết nối, tính tương thích và khả năng hoạt động của hệ thống máy tính.

    Chip:
    Là một mạch điện tử tích hợp được cấu tạo để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó hoặc được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các nhà sản xuất các sản phẩm điện tử cơ bản và công nghệ cao như các chip điện tử này thường bán sản phẩm của mình cho các nhà sản xuất các thiết bị hoàn chỉnh để họ sản xuất nên các sản phẩm tiêu dùng gia đình hoặc trong các ngành công nghiệp. Ví dụ chúng ta thường nói: Modem Prolink sử dụng Chip Motorola SM56 hoặc Card mạng Repotec 10/100 Mbps sử dụng chip Realtek8139 .v.v...

    Chipset:
    Là một nhóm các chip làm việc như một đơn vị độc lập để thực hiện một chức năng nào đó. Ví dụ: Modem chipset bao gồm tất cả các mạch tích hợp đảm nhận việc truyền và nhận thông tin. System Chipset (chipset hệ thống) hoặc mainboard chipset (chipset mainboard) cung cấp tất cả các giao diện kết nối giữa tất cả các hệ thống xử lý và nhập xuất trong máy tính - gọi là các hệ thống con (subsystems). AGPSet là hệ thống chipset hỗ trợ cổng AGP.

    Khi lựa chọn Mainboard, ngoài việc quan tâm đến nhãn hiệu, người ta thường quan tâm đến bộ chipset điều khiển hoạt mainboard. Bộ chipset tốt sẽ bảo đảm tốc độ kết nối, tính tương thích và khả năng hoạt động của hệ thống máy tính. Các hãng sản xuất chipset cho mainboard gồm có: Intel (i440BX,i40LX, i810, i815, i850, i845...), VIA (Via694, Viap4X266A...), SIS (SIS620, SIS630, SIS900...), Appolo...
    Ví dụ: Chipset Intel 850 dùng để điều khiển bo mạch hệ thống dùng cho CPU Pentium 4 (Pemtium 4 motherboard). Nó bao gồm :
    - Chip điều khiển nhập Xuất thế hệ thứ 2 (ICH2 - I/O Controller Hub) hỗ trợ: 4 cổng USB + 6 Kênh âm thanh AC'97 + Giao tiếp mạng tích hợp 10/100 Mbps + 2 kênh ATA-100 + Kênh giao tiếp CNR + Các cổng giao tiếp chuẩn 64-bit PCI.
    - Chip điều khiển truy cập bộ nhớ (MCH - Memory Controller Hub) hỗ trỡ : 2 khe cắm RDRAM cho phép tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ đạt tới 3.2 Gigabytes/s. Kênh truyền AGP 4X cũng được điều khiển bởi MCH cho phép chuyển giao dữ liệu trực tiếp giữa card màn hình và bộ nhớ với tốc độ lên tới 1 Gigabytes/s. Xem hình bên: Chipset Intel 850.

    Onboard:
    Là thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị hay các bộ điều khiển thiết bị được tích hợp trên Mainboard thay vì hiện diện ở dưới dạng các card mở rộng hoặc các thiết bị độc lập. Ví dụ: Mainboard có Sound và VGA card onboard là mainboard có card âm thanh và card màn hình được tích hợp sẵn.
    Thông thường các thiết bị , các bộ điều khiển thiết bị "onboard" bảo đảm tính tương thích và đồng bộ với các thiết bị "onboard" khác hoặc với bo mạch chủ rất tốt. Tuy nhiên tính linh động và chất lượng họat động của các card onboard phụ thuộc tương đối nhiều vào nhãn hiệu mainboard, vào loại card onboard và yêu cầu của người sử dụng.

    Trước đây, các dòng máy tính trước dòng máy sử dụng Intel Pentium (286, 386, 486) thường gắn các I/O card (Input/outPut card - card điều khiển Nhập/Xuất) để cung cấp các giao tiếp giữa máy tính với các thiết bị ngoại vi như: ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, cổng COM (cổng tuần tự, dùng để nối Modem hoặc mouse), Cổng LPT (cổng song song, dùng để nối máy in). Tuy nhiên ngày nay, hầu như tất cả các mainboard đều hỗ trợ sẵn đủ loại cổng nhập xuất khác nhau như: cổng COM, Cổng LPT, cổng USB, cổng PS/2, cổng IDE (để nối đĩa cứng và CD-ROM) .v.v.. một số máy tính cao cấp dùng làm server (máy chủ) còn có các cổng SCSI tốc độ cao.

    BIOS - Basic Input Output System:
    Là một tập hợp các "thường trình" (routines - Các chương trình thường thực hiện một số các tác vụ một cách thường xuyên) trong máy tính. BIOS thường được chứa trong một Chip gắn trên Mainboard. Nó cung cấp giao diện giữa Hệ điều hành (phần mềm) và phần cứng máy tính. Do vậy người ta còn gọi các BIOS là Firmware ("phần dẻo": phần nằm giữa "phần cứng" và "phần mềm"). BIOS hỗ trợ tất cả các công nghệ của các thiết bị ngoại vi và các dịch vụ nội tại như Realtime Clock (điều khiển xung nhịp đồng hồ thời gian thực để tính ngày giờ).
    Khi máy tính khởi động, BIOS kiểm tra hệ thống và chuẩn bị cho hệ thống họat động bằng gửi tín hiệu tới bộ nhớ CMOS của máy tính để lấy các thông số về ổ đĩa các các xác lập cấu hình khác. Nó tìm kiếm các BIOS khác trên các card mở rộng và thiết lập các con trỏ (pointer) / các vector ngắt trong bộ nhớ để truy cập tới các chương trình (trong các BIOS) đó. Sau đó, BIOS tải hệ điều hành và chuyển quyền điều khiển cho nó. BIOS có thể nhận các yêu cầu từ các chương trình điều khiển thiết bị (drivers) hoặc từ các chương trình ứng dụng.

    BIOS phải được cập nhật định kỳ để bảo đảm nó có thể "hiểu" và hỗ trợ các công nghệ ngoại vi mới nhất (new peripheral technologies). Nếu BIOS được chứa trong chip nhớ chỉ cho phép đọc (ROM chip), thì ta phải thay BIOS để cập nhật BIOS mới. Các BIOS đời mới thường được chứa trong các chip nhớ truy cập nhanh (Flash memory chip) nên có thể được cập nhật bằng phần mềm mà không cần phải thay BIOS. Xem hình: Hoạt động tương tác của BIOS.

    CMOS - Complementary MOS:
    Là loại mạch tích hợp được sử dụng rộng rãi nhất dùng để làm bộ xử lý số (digital processor) hoặc bộ nhớ (memory). Trong máy tính cá nhân, CMOS là phần bộ nhớ lưu trữ các thông tin cấu hình của hệ thống do máy tính tự nhận dạng (qua BIOS) hoặc do người sử dụng xác lập. Thông tin lưu trữ trong CMOS được quy trì bằng nguồn pin riêng (CMOS battery). Do vậy khi cúp điện hoặc khi tắt máy, các thông tin cấu hình hệ thống vẫn được duy trì chính xác ở trong CMOS.


    --== Cộng đồng tin học ==--
     
    Diễn đàn » Phần cứng » Desktop PC - Máy để bàn » Tìm hiểu Chip - Chipset - BIOS – CMOS
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:


      Copyright Cộng đồng tin học © 2024