Trang chủĐăng kýĐăng nhập Cộng đồng tin học
Thứ 6, 2024-11-22, 12:40 PM
Khung đăng nhập

http://congdongtinhoc.net
Site menu

Chuyên mục
Phần cứng - Drivers [46]
Điểm Game [37]
Tin tức - Sự kiện [128]
Bảo mật - Security [104]
Mạng Lan, WAN - Internet [44]
Phần mềm tiện ích miễn phí [51]
Điện thoại - Thiết bị số [54]
Máy tính xách tay - Laptop [71]
Tin học văn phòng - MS Office [19]
Đồ họa - thiết kế [27]
Thủ thuật máy tính [116]
Kiến thức cơ bản [48]
Hệ điều hành [51]

Bài viết lưu trữ

Tìm kiếm

Từ khóa tìm kiếm
Email thủ thuật Apple bảo mật Adobe windows 7 tăng tốc tang toc Microsoft windows xp hệ điều hành Laptop acer Lenovo sony compaq netbook miễn phí Wi-Fi download trình duyệt Google Chrome internet Firefox 3.5 Microsoft Office Chrome Internet Explorer 8 safari Công cụ cấu hình dịch vụ google IE virus spyware Bing khám phá firefox 3.6 lỗ hổng zero-day máy tính khắc phục sự cố cập nhật trojan linux ubuntu windows vista Registry Windows tiện ích pc Core i7 bộ xử lý activex control HP nâng cấp thu thuat Mozilla Toshiba Mac dell Việt Nam twitter hotmail intel phần cứng phan cung hacker USB facebook Symantec thiết bị số điện thoại di động Top 10 office card đồ họa Card đồ hoạ IpoD 3G asus mạng xã hội mien phi Blackberry game AMD nVIDIA iphone chỉnh sửa ảnh wan ROUTER hệ thống opera psp Wii hành động Xbox 360 firefox Internet Explorer Android cảm ứng

Bài mới diễn đàn
  • Quạt Hướng Trục
  • vào ucoz.com thiết kế web không hiểu sao...
  • Sothink DHTMLMenu 9.2 Build 90326
  • cho em quảng cáo cái
  • BIDV triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho v...
  • Phượng Đã Nở Ngoài Hiên
  • Ngựa Ô Thương Nhớ
  • Những mẩu chuyện vui
  • 1001 cách biến "sim rác" thành...
  • Windows XP Media Center Edition 2008 - S...

  • User tích cực
  • Hung@info
  • thangbom
  • Hung@webmater
  • hebeo
  • giodaingan
  • david15
  • whitecat
  • luutruthongtin
  • systemfan_12
  • sha66b5cates0428

  • Lịch

    Thăm dò ý kiến
    Rate my site
    Total of answers: 12

    Địa chỉ của bạn
    IP

    Thống kê

    Tổng số trực tuyến: 1
    Khách: 1
    Thành viên: 0

    Trang chủ » 2009 » Tháng 7 » 25 » 10 desktop Linux đáng chú ý nhất
    1:38 PM
    10 desktop Linux đáng chú ý nhất
    Nhiều người dùng thường lựa chọn KDE hay GNOME làm desktop cho Linux vì họ nghĩ rằng chúng phù hợp nhất với Linux. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, có rất nhiều loại desktop Linux thậm chí còn nhẹ hơn, nhanh hơn, và đẹp hơn KDE hay GNOME. Dưới đây là 10 desktop Linux đáng chú ý nhất của Linux.

    1. Enlightenment

    Đây là một desktop rất bắt mắt, nhẹ và chạy khá nhanh. Enlightenment được Carston Haitzler (Raster) phát triển vào năm 1996. Đây là một desktop được tạo ra cho trình quản lý của sổ nhẹ với dầy đủ kiểu dáng.

    Hiện tại, 2 ấn bản được ưa chuộng của Enlightenment gồm: DR16 và DR17. DR16 là ấn bản ban đầu và DR17 là ấn bản được phát triển từ DR16. 2 ấn bản này khác nhau hoàn toàn. DR16 tích hợp rất ít công cụ truy cập so với DR17. Desktop DR16 không có Panel, Icons và được tạo bởi ba menu chuột (trên mỗi nút), và một Iconbox (nơi những cửa sổ được đặt biểu tượng hay thu nhỏ), một Pager (trang nhớ để thay đổi desktop), và Dragbar (sắp xếp thứ tự desktop).


    Ấn bản DR17 gỡ bỏ Iconbox, Pager và bổ sung nhiều Shelve, là những Panel chứa trình khởi động, trang ghi, đồng hồ, … của ứng dụng. Thậm chí với một desktop chuẩn, DR17 vẫn giữ lại những nét đăc trưng và tốc độ. Nếu muốn dùng thử DR16 bạn có thể cài đặt qua phương pháp cài đặt Linux chuẩn. Nếu sử dụng DR17 bạn cũng có thể dùng thử những phân bổ EliveCD và gOS.

    2. AfterStep

    Đây là desktop đầu tiên sử dụng chế độ trong suốt. AfterStep thực ra là một mẫu của FVWM được xây dựng lại cho giống với desktop NeXTSTEP. Cũng như FVWM, AfterStep nhẹ, nhanh và có thể thay đổi kích thước. Những đặc điểm chính của AfterStep là menu chuột, Pager, Wharf (một ứng dụng ký sinh giống dock) và Winlist (bảng hiển thị những ứng dụng đang hoạt động). AfterStep buộc phải cấu hình thông qua những file văn bản phẳng (vì khi thực hiện yêu cầu phải biết bố cục của những file cài cấu hình).


    Ấn bản được ưa chuộng nhất hiện nay là AfterStep 2.2.8 được xây dựng bởi Sasha Vasko. Một trong những điểm nổi trội nhất của AfterStep là khả năng tùy chỉnh cấu hình. Từ việc hẹn giờ mở cửa sổ tự động cho tới đặt vị trí những thanh tiêu đề (thanh tiêu đề có thể được đặt theo chiều dọc hoặc ngang), AfterStep có thể được cấu hình tới mức cao hơn hiều so với hầu hết các trình quản lý cửa sổ khác. Bạn cũng có thể cài đặt AfterStep theo cách thông thường. Ví dụ, trong Mandriva, dùng lệnh urpmi afterstep để cài đặt.

    3. Fluxbox

    Fluxbox có thể là một trong những trình quản lý cửa sổ nhẹ nhất của Linux. Nó chạy khá nhanh và rất ổn định. Fluxbox rất phù hợp cho người dùng muốn đơn giản hóa cách tiếp cận desktop. Fluxbox là một phiên bản của trình quản lý cửa sổ Blackbox được thiết kế để bổ sung những đặc điểm mới cho Blackbox.

    Desktop Fluxbox chứa một menu chuột, một thanh công cụ và Slit. Slit là một dock nhỏ chứa nhiều ứng dụng kí sinh. Mọi cấu hình cơ bản được thực hiện thông qua những file cấu hình văn bản phẳng giúp cấu hình mọi thứ từ chủ đề cho tới menu. File cài đặt rpm của trình quản lý cửa sổ Fluxbox là 1.196KB.


    Việc cài đặt Fluxbox rất đơn giản. Bạn có thể tìm Fluxbox trong nhóm ứng dụng cài đặt đồ họa (như Synaptic hay Yumex) hoặc bạn có thể cài đặt bằng lệnh (ví dụ, lệnh urpmi fluxbox trong Mandriva). Nếu không cài đặt được, bạn có thể thử Fluxbuntu, một phân bổ nền tảng Ubuntu, được thiết kế cho Fluxbox.

    4. XFCE

    XFCE trở thành desktop trên máy Linux với sự trợ giúp của Zonbu, Mythbuntu, Slackware và Gentoo. Đây là một desktop nhẹ tích hợp nhiều cách tiếp cận desktop truyền thống, với nhiều Icon, Panel, menu Start và khay hệ thống. Desktop XFCE có ít tùy chọn cấu hình hơn so với những người anh em của nó. XFCE được thiết kế với nhiều module vì vậy bạn có thể lựa chọn cài đặt lượng module mong muốn, ngoài ra nó còn gồm nhiều ứng dụng riêng biệt: XFWM (trình quản lý cửa sổ XFCE), Xfmedia (MediaPlayer của XFCE), Orage (ứng dụng lịch của XFCE) và Thunar (công cụ quản lý file). Hiện nay Thunar cũng là trình quản lý file cho DR17 của Enlightenment.


    Bạn chỉ cần dùng lệnh urpmi xfce trong Mandriva để cài đặt XFCE hoặc tìm XFCE trong công cụ cài đặt đồ họa. Nếu quá trình cài đặt bị lỗi, bạn có thể tải một số phân bổ (như Gentoo và Slackware). Các phân bổ Media Center của Mythbuntu cũng chạy trên một desktop XFCE.

    5. Compiz/Compiz Fusion

    Compiz/Compiz Fusion là một desktop 3D đang được ưa chuộng. Compiz là desktop Linux 3D nguyên bản còn Compiz Fusion là sự kết hợp của Compiz và dự án Beryl trước đây. Hai trong số những dự án này sử dụng lại những đặc tính của OS X của Apple nhưng đã thay đổi đôi chút.

    Một trong những đặc tính nổi bật của Compiz và Compiz Fusion là Cube (hình lập phương). Cube gồm Metaphor Pager phẳng của Linux (có thể tạo ra nhiều desktop) và đưa những desktop đó vào cube 3 chiều. Khi lăn chuột, desktop cube thu nhỏ lại và bạn có thể xoay để sử dụng mặt, tương ứng với mỗi desktop, bạn muốn. Thêm vào đó là khả năng làm cube (và mọi thứ trên desktop) trở nên trong suốt tạo ra một desktop rất ấn tượng.


    Cài đặt Compiz yêu cần tới những thiết bị hỗ trợ cho cấu hình máy, như card màn hình hỗ trợ AIGLX, … Nhưng những gì mà nó mang lại cũng xứng với thời gian và công sức mà bạn bỏ ra.

    6. IceWM

    Đây là trình quản lý cửa sổ nhẹ được viết hoàn toàn trên môi trường C++ (điểm khác biệt lơn nhất so với các trình quản lý cửa sổ khác). IceWM có thể thay đổi cho phù hợp với GNOME và sử dụng Imlib để hỗ trợ đồ họa. IceWM là một trình quản lý cửa sổ rất dễ sử dụng. Desktop này gồm một Panel, menu Start, khay hệ thống, một Pager, … IceWM có thể cấu hình như các trình quản lý cửa sổ chuẩn khác nhưng không giống như Enlightenment DR16, IceWM tích hợp công cụ kiểm soát đồ họa cho cấu hình.


    Cài đặt IceWM rất đơn giản, chỉ cần chạy lệnh yum install icewm trong Fedora.

    7. Windowmaker

    Windowmaker, một trình quản lý cửa sổ nền tảng NeXT, tích hợp hầu hết tính năng của NeXT và không bổ sung FVWM. Windowmaker cũng là một trình quản lý cửa sổ nhẹ, rất nhanh và ổn định. Nó rút ngắn quá trình tiếp cận, nhưng lại không hỗ trợ định dạng ảnh, thêm vào đó những menu ứng dụng trượt có thể bị tách rời và ghim chặt. Bạn có thể tách rời một menu phụ và đặt nó trên desktop, nó sẽ mở cho đến khi bạn tự đóng lại. Mọi thay đổi cấu hình của Windowmaker đề phải thực hiện trong thời gian thực. Windowmaker có một dock nơi những ứng dụng được khởi chạy, nhưng nó không phải là dock linh hoạt như trong OS X.


    Windowmaker có thể được cài đặt bằng lệnh urpmi windowmaker trong Mandriva, hoặc tìm trong nhóm công cụ quản trị như Synaptic.

    8. Metacity

    Metacity đã từng là trình quản lý cửa sổ được sử dụng trong desktop GNOME. Sau đó, nó đã tự tách ra thành một desktiop riêng biệt. Metacity được phát triển bởi Havoc Pennington (nhân viên của Red Hat), sử dụng bộ công cụ GTK+2 nhưng nó không có nhiều tính năng và thậm chí còn không có logo. Tuy nhiên, thay vào đó nó lại có những mặc định độc đáo. Một trong số đó làm cho Metacity giống với trình quản lý cửa sổ kiểu cũ giống UNIX điển hình. Trong thực tế, nó rất đơn giản nhưng không phải vì thế mà kém đi phần hấp dẫn. Metacity nhẹ và nhanh. Nó cũng rất giống với trình quản lý cửa sổ *NIX, vì vậy nó được cài đặt trong hầu hết hệ điều hành *NIX.

    Nhiều phân bổ (như Mandriva) mặc định cài đặt Metacity. Nếu Metacity không được mặc định cài đặt, bạn có thể dùng lệnh yum install metacity để cài đặt hoặc tìm trong nhóm công cụ quản trị.

    9. FVWM

    Trước đây FVWM là trình quản lý cửa sổ dành cho hệ điều hành Linux được ưa chuộng nhất. Trong thực tế, FVWM khá giống với desktop của Windows 98 mặc dù không được sắc nét như vậy. Phiên bản hiện tại của FVWM là 2.4.20. Nó bao gồm nhiều tính năng của AfterStep, Enlightenment và Windowmaker. Để cài đặt FVWM bạn chỉ cần chạy lệnh apt-get install fvwm.


    10. CDE

    CDE không thực sự là một desktop của Linux nhưng nó vẫn được nhắc đến vì nó có ảnh hương rất lớn tới những desktop của Linux. CDE (Common Desktop Environment – Môi trường desktop chung) được Sunsoft, HP, IBM và USL hợp tác sản xuất vào năm 1993. Desktop mới này được phát triển dựa trên Visual User Environment của HP và xuất phát từ trình quản lý cửa sổ Motif. Trong một thời gian dài CDE là một môi trường desktop UNIX chuẩn. Nhưng đến năm 2001, nó bị thay thế bởi GNOME (sau đó nó được sử dụng trở lại vì GNOME hoạt động không ổn định).


    CDE là một desktop khá chuẩn, gồm một Panel và menu Start. Khiếm khuyết lớn nhất của nó là giao diện giống UNIX, thiếu hỗ trợ tinh chỉnh font chữ và việc cấu hình rắc rối. CDE chính là một desktop Solaris nhưng phải cài đặt trên AIX và HP-UX.
    Lượt xem: 904 | Thêm bởi: Hung@info | Tags: xfce, fvwm, icewm, metacity, linux desktop, enlightenment, windowmaker, afterstep, compiz/compiz fusion, fluxbox | Đánh giá: 0.0/0
    Đăng nhập để bình luận.
    [ Đăng ký | Đăng nhập ]
    + Các bài viết khác

      Copyright Cộng đồng tin học © 2024