Để cài đặt mạng máy tính dùng trong gia đình hỗ trợ hai chức năng cơ bả n:
chia sẻ dữ liệu và Internet, bạn có thể thiết lập theo kiến trúc như
Hình 1. Trong mô hình này, toàn mạng của tôi có 3 máy tính (PC): 2 PC
dùng NIC Realtek RTL 8139/810x và PC còn lại dùng card Wi-Fi TP-Link
WN550G đặt cách xa router khoảng 7 mét (có 2 bức vách chắn ngang đường
truyền). Đầu tiên, để thiết lập kết nối Internet, tôi trang bị
Motorola SB5101. Tiếp theo, tôi trang bị thêm router tích hợp Wi-Fi
D-Link DI-524UP (hỗ trợ 4 cổng LAN, tích hợp Wi-Fi chuẩn 802.11b/g, tốc
độ 54Mbps) để mở rộng kết nối, cụ thể là kế nối không dây (Wi-Fi). Công
việc kết nối giữa modem và router rất đơn giản, bạn chỉ dùng cáp RJ-45
(loại CAT5, CAT6 đều được) nối từ modem đến cổng WAN của router. Để các bạn dễ theo dõi, tôi trình bày các bước chính trong việc cấu hình router và cách thiết lập mã hóa cho mạng Wi-Fi. Cấu hình router
Sau
khi đã nối cáp theo đúng sơ đồ như Hình 1, bạn bật nguồn cho modem và
router. Từ máy PC1, bạn mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ
http://192.168.0.1 (địa mặc định của router D-Link, địa chỉ này sẽ thay
đổi nếu bạn dùng router khác model hay hãng) và nhấn Enter. Một cửa sổ
mới xuất hiện, yêu cầu nhập tài khoản như Hình 2.
Bạn gõ từ admin vào khung User Name, bỏ trống khung
Password và nhấn OK. Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ vào được giao
diện trang web như Hình 3.
Đến
đây, bạn nhấn chuột vào nút Run Wizard để bắt đầu việc cài đặt tự động.
Quá trình cài đặt gồm các bước như Hình 4. Đầu tiên, bạn đổi mật khẩu
đăng nhập vào tài khoản router (mật khẩu admin). Kế tiếp, bạn chọn múi
giờ (có thể bỏ qua). Bước tiếp theo là thực hiện kết nối Internet và
cấu hình mạng Wi-Fi. Kết nối Internet Bạn chọn giao thức kết nối Internet cho router là Dynamic IP Address như Hình 5.
Cấu hình mạng Wi-Fi
Trong
bước này bạn sẽ thiết lập cấu hình cho mạng Wi-Fi. Đầu tiên, bạn nên
thay đổi SSID (tên mạng Wi-Fi) bằng một tên mới sao cho dễ nhớ. Tiếp
theo, bạn có thể thiết lập mã hóa cho router.
Với D-Link DI-524UP, bạn có thể chọn chế độ không
mã hóa (No Security) hay mã hóa (WEP Key hay WPA-PSK), xem Hình 6.
Nhưng để an toàn, bạn nên chọn mã hóa và loại mã hóa cao nhất mà router
có thể hỗ trợ, WPA-PSK. Khi cài đặt mật khẩu (Passphrase), bạn nên chọn
mật khẩu càng dài càng phức tạp càng tốt (kết hợp chữ in hoa, chữ
thường, ký tự, số). Do vùng phủ sóng của router Wi-Fi 2,4GHz khá
rộng, nên nếu không thiết lập "hàng rào" cho mạng Wi-Fi, tức bạn "thả
cửa" cho bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập vào mạng để “xài
chùa” Internet và thực hiện các hành vi không tốt khác. Khi mã hóa được
thiết lập cho router, những máy muốn truy cập vào mạng Wi-Fi bắt buộc
phải được admin cung cấp mật khẩu.
Kế tiếp, bạn nhấn chuột vào nút Next để kết thúc việc cài đặt bằng Wizard.
Trở
lại màn hình chính như Hình 3, bạn có thể vào thanh Status để xem quá
trình cài đặt thành công chưa (truy cập Internet được chưa). Nếu thành
công, bạn nên sao lưu cấu hình cài đặt. Bạn chọn Tools >System màn
hình xuất hiện như Hình 7. Với mục Save Settings To Local Hard Drive,
bạn nhấn chuột vào nút Save. Một hộp thoại xuất hiện lưu cấu hình
router thành file config.bin, bạn chọn Save File và nhấn OK. Một khi
muốn Reset hay Restore to Factory Default Setting cho router, việc
thiết lập kết nối cho router sẽ nhanh hơn bằng cách dùng tập tin
config.bin vừa lưu để khôi phục quá trình cài đặt (Load Setting From
Local Hard Drive) kết nối Internet và Wi-Fi mà không cần phải Wizard
hay cài đặt lại từ đầu làm mất thời gian của bạn.
Kết nối không dây
Bây
giờ, bạn đã có một mạng Wi-Fi cho riêng mình, có thể cấp quyền (mật
khẩu) cho bạn bè cùng cùng truy cập Internet qua mạng Wi-Fi. Để kiểm
tra xem các kết nối đã "thông" chưa, xem router có chia sẻ Internet hay
chưa, bạn tắt điện các thiết bị trong giây lát sau đó mở điện lại. Bây
giờ, bạn có thể mở máy tính 3 (máy dùng card mạng Wi-Fi) để kết nối vào
mạng. Bạn nhấp vào biểu tượng Local Area Connection ở góc phải bên dưới
màn hình và nhấp chuột phải chọn Open Network Connections. Lúc này, bạn
có thể nhận diện SSID của bạn và một vài SSID của "hàng xóm". Tới lúc
này, dù rất muốn đăng nhập vào mạng Wi-Fi của mình nhưng vì quá "tò
mò", bạn thích "mon men" vào mạng của hàng xóm hơn. Nhưng tất cả đều
thất bại do bạn không thể "mò" được mật khẩu của hàng xóm.
Để
đăng nhập vào mạng Wi-Fi vừa mới thiết lập, bạn nhấp chọn SSID của mình
và nhập đúng mật khẩu mã hóa WPA-PSK mà bạn đã đặt ra và nhấn nút
Connect. Lúc này, bạn có thể "vô tư" lướt web, chia sẻ tập tin... với
các máy ngang hàng trong mạng LAN.
Trên đây chỉ là một ví dụ
minh họa về tầm quan trọng của việc thiết lập mã hóa, chống trường hợp
truy cập mạng Wi-Fi bất hợp pháp. Thật vậy, nếu mạng Wi-Fi của hàng xóm
là Open Network (không cài đặt mật khẩu mã hóa) thì bạn đã có thể đăng
nhập vào mạng dễ dàng để dùng Internet miễn phí, thậm chí khai thác tài
nguyên... Thực tế hiện nay chưa có biện pháp nào là an toàn tuyệt đối,
thế nhưng dù sao “có còn hơn không”.
(PcWorld Viêt Nam)
|